BỜ VẪN QUÁ
XA
(Tặng bạn thơ Trịnh Anh Đạt và cô vợ
người Hoa)
Trịnh Anh Đạt, một nhà thơ chưa vào Đảng, chưa vào Hội Nhà Văn nhưng đã đoạt
nhiều giải thưởng thơ giá trị ở Việt Nam, lúc sang Mỹ dự đám cưới con gái có điện
thoại hỏi tôi “Chiến tranh đã khép lại hơn 30 năm mà sao người Việt hải ngoại vẫn
còn nhiều ác cảm, vẫn đối đầu với những người Cộng Sản ?”
Tôi, người lính Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù
năm 75, 29 tháng tư
khi đoàn tàu chở đơn vị tôi
chuẩn bị rời Vũng Tàu hướng ra Đông Hải
thương cha mẹ già, đàn em dại
tôi bước lên bờ
ở lại quê hương
Nhưng cha mẹ già chưa được gặp
cũng chưa thấy mặt đàn em
các anh
những người chiến thắng
súng dí sau lưng
đẩy tôi vào trại tập trung
Rồi bằng những lời dối trá
trái tim vô tình
tia nhìn thù hận
các anh cướp mất của tôi
những tháng năm đẹp nhất cuộc đời
Tôi có người bạn
đói lòng moi mấy củ khoai
các anh
đập nát xương bàn tay
mãi mãi mang thương tật
Một người khác
lâu ngày thèm thịt
chụp vội con nhái bên đường
bỏ vào mồm nuốt chửng
báng súng AK
các anh lao vào ngực, vào bụng
cho đến khi
con nhái phòi ra
con nhái lúc vào màu xanh
lúc ra thành màu đỏ
Tôi trở về trên đôi nạng gỗ
nhìn nhà dột, cột lung lay
cha chết đọa đày
các em tứ tán
mẹ tuổi già, sức yếu
vẫn giãi nắng dầm sương
tôi cắn răng lìa bỏ quê hương
tìm sự sống
Trở về thăm quê mấy lần
trên đường từ Nam ra Bắc
tôi cũng đôi khi nếm được
chút dư vị của chiến tranh
Tôi gặp cả thương binh
từ hai phía
kẻ chống nạng
người ngồi xe lăn
kẻ mất tay
người sẹo đầu
vẹo cổ
họ buồn tủi
vì phải sống đời nghèo khổ
nhưng không thấy ai lên tiếng oán hờn
với họ
giữa chiến trường
“Chuyện thường tình mũi tên hòn đạn.”
Ở Mỹ
tôi quen hai vợ chồng người Hoa
vợ cô giáo
chồng luật sư
yêu nhau tha thiết
Nhưng định mệnh trớ trêu, oan nghiệt
cô vợ bị hiếp dâm
ít lâu sau đẻ thằng con
đen như cột nhà cháy
Anh chồng ôm mặt
khóc như điên như dại
chạy ra khỏi phòng sanh
vợ tay nắm chặt thành giường
ngất lịm
Trở về nhà
cô vợ trẻ người Hoa
đã có thể gạt nước mắt
cho đi đứa con khác màu da
để mỗi ngày người chồng
khỏi thấy vết thương lòng
bị chà đi, xát lại
Nhưng các bạn tôi
làm sao có thể
chặt bỏ bàn tay của mình?
làm sao có thể
cắt bỏ lá phổi của mình?
nên mỗi lúc trở trời,
đau đớn
lại nhớ đến các anh
Không giống những thương binh
(mũi tên hòn đạn vô tình)
các bạn tôi mang thương tật
bởi đôi tay độc ác
bởi trái tim độc ác
của các anh
Sau chiến tranh
đối xử với những người ở bên kia chiến tuyến
nhưng cùng tiếng nói, màu da
biết bao phương cách đưa ra
các anh chọn
phương cách tàn độc nhất
các anh
đã tự đào dòng sông ngăn cách
nay lại ngồi chễm chệ trên bờ
í ới vẫy chúng tôi qua
tiếc rằng…… bờ vẫn… quá xa.
Viết xong tháng chạp năm Canh Dần ( tháng 1 năm 2011)
Phạm Đức Nhì
THE BANK
IS STILL TOO FAR AWAY
(To my friend poet
Trinh Anh Dat and his Chinese wife).
Poet Trinh Anh Dat, not yet a member of the Party, not yet a member of The
Vietnamese Writers’ Association, and still had had many valuable prizes
in poetry in Viet Nam. When visiting the United States on the occasion of his
daughter’s wedding, he called me on the phone to ask: “The war had ended more
than thirty years ago, and yet why do the Vietnamese overseas still dislike and
oppose to the communists?”
I, a soldier of the 1st Paratrooper Brigade
in 1975, April 29th,
when the ships carrying our unit
was ready to leave Vung Tau for the Ocean
for my love to my old parents
my younger siblings
I stepped to the shore
staying back in my country
But I had not the chance to see my parents
as well as my siblings
you, the winners
had shoved your guns in my back
and put me in the detention camp
Then through the lies
indifferent hearts
full - of - hatred looks
you have stolen
the best years of my life
I have a friend
who in hunger
had dug up a few sweet potatoes
you had smashed his palm
leaving a forever physical damage
Another friend
longing for meat after a long time without
grabbed rapidly a frog along the path
and swallowed it raw down his throat
With the butt of the AK
you beat his chest, his belly
until the frog jumped out of his mouth
the frog was green when in
turned red when out
I came back home on my crutches
looking at the roof leaks, the rickety columns
my father dead while in exile
younger siblings dispersed
mother, old and weak
still working, toughened by hardships
I had to bear leaving my country
to seek life
I came back to visit my country several times
on my way from South to North
I still sometimes tasted
the aftertaste of the war
I met the disabled
from both sides
ones using crutches, others using wheelchairs
ones losing arms, others with head wounds or wry necks
They felt sorrowful because of their poor way of living
but I didn’t hear any complaint or rancor and bitterness
with them, in the mid of the battle
“getting bullets is ordinary event”
In the United States
I made acquaintance with a Chinese couple
wife a teacher, husband a lawyer
they love each other deeply
But fate is cruel, ironic
the wife was raped
she gave birth to a son
blackas scorchingly black
The husband cried, madly demented
running out of the delivery room
the wife clingingtightly to the bed
fainted
Back home
the young Chinese wife
brushed aside her tears
and gave up her different skin color child
so that each day her husband
does not see his internal wound
being rubbed daily
But my friends,
how can he cut off his hand?
how can he cut off his lungs?
so each time the weather changes
they suffer
and they think of you
Not like the regular war disabled veterans
(the bullets are indifferent)
my friends got their physical damage
by the cruel hands
by the cruel heart
of yours
After the war,
to treat the people from the other side
but with the same skin color
the same language
with so many options
you choose the cruelest one
You have dug
the deep gulf of separation
and now you
sitting on the other bank
with mumbling sounds, wave at us
to ask us to cross it
sorry… the bank is still… too far away.
January 2011
Pham Duc Nhi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét