Thứ Bảy, 18 tháng 9, 2021

BA BÀI THƠ TỤC VỀ HỒN THƠ

 

 

 XIN  ĐỪNG  EM  NHÉ


Anh có thể bỏ dở ván cờ
để đưa em đi chùa
lễ Phật
có thể tắt ngay tiếng nhạc
cho em được thanh thản tụng kinh


Anh cũng có thể cố quên
(nếu là rằm hay mùng một)
món canh chua cá lóc (1)
để chiều nay
cùng em ăn chay


Nhưng nếu lúc lên giường hành lạc
em vẫn cứ tay lần tràng hạt
mồm niệm Nam Mô
trong khi lồn, vú nhấp nhô
theo nhịp nắc


Anh sẽ đạp em xuống giường tức khắc
và từ đó
em ơi
chúng mình mỗi đứa một nơi.

Chú Thích:

1/ Món anh thích nhất



Lời Bàn Của Tác Giả

Làm thơ giống như làm tình. Phải để hết tâm hồn vào cuộc chơi. Khi lên giường với người yêu phải vứt bỏ hết, từ chí lớn trong thiên hạ cho đến những vụn vặt chén cơm manh áo trong cuộc sống hàng ngày. Có thế mới dễ bò lên tới đỉnh Vu Sơn, có thế mới có thể chết chìm trong sông Ân, bể Ái.



Với thơ cũng vậy. Nếu không để hết tâm hồn vào tứ thơ, những toan tính vị kỷ của lý trí sẽ chen vào làm khựng lại dòng chảy của thơ, làm thi sĩ cụt hứng.



Trong số các định nghĩa thơ của giới sáng tác phê bình thơ Việt Nam và nước ngoài tôi thích nhất định nghĩa của nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc:

         “Thơ là cảm xúc đi tìm một đồng cảm.”

Ngoài ra, định nghĩa của nhà thơ Nguyễn Đình Thi, theo tôi, cũng nhấn mạnh một điểm quan trọng về thơ.

            “Làm thơ, ấy là dùng lời nói và những dấu hiệu thay cho lời nói - tức là chữ - để thể hiện một tâm lý đang rung chuyển mạnh mẽ khác thường…” (Mấy ý nghĩ về thơ – Talawas)

Như vậy, thơ là cảm xúc. Mà phải là cảm xúc từ một trạng thái tâm lý đang rung chuyển mạnh mẽ khác thường. Chính cái cảm xúc mạnh mẽ này mới có thể đánh bật những toan tính nhỏ nhen, vị kỷ, lọc lừa của lý trí ra khỏi dòng thơ.



Lý trí rất cần thiết cho hầu như mọi sinh hoạt của cuộc sống con người. Nhưng với thơ, nó là kẻ thù số một. Không cẩn trọng, nó sẽ len lỏi vào tận hang cùng, ngõ hẹp của tâm hồn để khi thì rù rì thuyết phục, lúc lại cao giọng hối thúc, khiến nhà thơ ngập ngừng, bối rối, nửa muốn tiến, nửa lại muốn lùi, không dám phóng tay xuống bút.



Cứ nghe lời lý trí thì khối cảm xúc của nhà thơ sẽ không phình to lên được, bởi khi đã bình tâm suy nghĩ thì hào khí ngất trời cũng xẹp dần như bong bóng bị xì hơi. Khi lý trí đã trụ ở trong lòng thì đau thương chất ngất sẽ nguôi ngoai, hận thù đằng đằng sẽ lắng xuống, tình yêu bỏng cháy sẽ nguội dần đi.



Làm thơ cũng giống ăn phở. Phải nóng hổi mới ngon. Để nguội, bánh phở trương phình ra, nước dùng đóng váng mỡ. Lúc ấy, cố nuốt cũng khó vào chứ đừng nói đến thưởng thức cái ngon, cái ngọt. Cũng vậy, cảm xúc còn nóng hổi thì câu thơ mới có hơi sức. Khi cơn (cơn điên, cơn giận, cơn ghen…) đã hạ thì bài thơ có cố viết ra cũng chỉ là cái xác không hồn.

 

 

Chỉ có lúc cao hứng, thật cao hứng, mới có thể “nói thật, nói thẳng được, nổi điên lên mà nói, nói mặc kệ thiên hạ sự, nói cóc sợ ai, không ‘quan trên trông xuống, người ta trông vào’, và lúc ấy mới có thể “viết được mấy lời kha khá” (Nguyễn thị Hoàng Bắc – Thơ Đến Từ Đâu - Nguyễn Đức Tùng).



Ngược lại, nếu thơ được xuất hiện trên trang giấy lúc tác giả đang rất bình tĩnh, tỉnh táo để lý trí hoàn toàn điều khiển trận điạ chữ nghĩa, sắp xếp ý tưởng, thì loại thơ ấy, theo Nguyễn Hưng Quốc, chỉ là hoa giả.



“Có hằng hà những bài thơ cứ ngồn ngộn chữ, cứ lấp lánh màu sắc và trầm trầm bổng bổng hơi nhạc nhưng lại rỗng tuếch, không nói lên được điều gì cả. Nó ném xuống aò ạt lá vàng nhưng không làm cho người ta thấy được mùa thu. Nó khua động ầm ĩ nhưng không làm thành âm vang của tiếng hát. Nó dựng lên ùn ùn những khói nhưng không tượng hình nổi một làn mây. Nó có dáng dấp của hoa nhưng thiếu hẳn một làn hương. Nó có tất cả, trừ một điều: cảm xúc.” (Cảm Xúc Trong Thơ -  Tiền Vệ)

 

QUÊN HẾT VẠN SỰ ĐỜI


(Làm thơ cũng như làm tình, phải để hết tâm hồn vào cuộc chơi)



Khi anh sờ vú em
Nguyễn Văn Thiệu, Lê Duẩn, Truờng Chinh
ai đã từng lừa dân hại nuớc?
anh đã quên, quên hết


Khi anh sờ lồn em
Ngô Đinh Diệm, Hồ Chí Minh
ai đáng trọng, ai đáng khinh
anh cũng không cần biết



Khi em cầm cặc anh
nó lớn lên rất nhanh
quê hương tươi xanh
hay héo uá
anh cũng không nhớ


Khi cặc anh mấp mé lồn em
vũ trụ hữu hạn hay vô biên
Chúa tạo nên
hay từ đâu mà có
anh cũng kệ cha nó

Và anh ruớn nguời lên
ruớn nguời lên
quên hết vạn sự đời


Phạm Đức Nhì

 


TRIẾT LÝ VỤN VỀ CHUYỆN GỐI CHĂN



“Con nào bốn vú hai lồn
cứ đi theo nó
còn hai vú một lồn
thì đã có bà đây” (1)

Nói như thế là sai
và có thể sẽ mất chồng ngay
chuyện chăn gối, dĩ nhiên
phải cần đến lồn, đến vú

nhưng cái cảm giác sung sướng nhớ đời của người đàn ông
đâu phải chỉ do lồn to vú bự
mà thường đến từ cung cách ân cần, hết mình
của người phụ nữ
lúc đem lồn và vú
hiến dâng



Phạm Đức Nhì

nhidpham@gmail.com



Chú Thích:

1/ Câu “chửi chồng” của một số phụ nữ miền Bắc.


Lời Bàn Của Tác Giả

Nhiều phụ nữ nghĩ rằng “trời sanh mình có đủ hai vú một lồn” thì ông chồng (hay người tình) dù có đi xa đến đâu cũng phải mò về.

 

Tương tự như thế, nhiều thi sĩ tưởng rằng cứ nắm trong tay một ít “kỹ thuật thơ”, chữ dùng chính xác, câu cú tròn trịa, biết gieo vần, biết tạo hình tượng …  là có thể quyến rũ, giữ chân được “chàng (hoặc nàng) thơ”. 

 

Nghĩ như vậy cũng không đúng. Bởi nếu không yêu thơ, thả hết tâm hồn vào thơ, cũng như người phụ nữ không có “cung cách ân cần, hết mình khi đem lồn và vú hiến dâng” thì chồng (người tình) sẽ chán, sẽ bỏ,“chàng thơ” sẽ trốn biệt ngay.



 

Thứ Tư, 1 tháng 9, 2021

YÊU THƠ NÊN PHẢI HẾT LÒNG VỚI THƠ

 

YÊU THƠ NÊN PHẢI HẾT LÒNG VỚI THƠ



Đọc xong Một Chút Tâm Tình khá đông bạn bè và người đọc đã gởi đến tôi những lời bình phẩm. Đồng tình cũng nhiều mà chỉ trích cũng không ít. Một vị (lớn tuổi, có uy tín) đã trách tôi “không còn cái tinh thần của người lính, nghe hiệu lệnh là cùng đồng đội xung phong chiếm lĩnh mục tiêu.” Một người khác cho rằng bài thơ của tôi đã “lạc giọng, lỗi nhịp với giàn đồng ca của người Việt hải ngoại.”

Biết trả lời sao bây giờ? Bèn viết bài thơ.





Có một thời bị đọa đày hành hạ

thơ của tôi rực lửa căm thù

máu và nước mắt

ướt đẫm những trang thơ

nực mùi tử khí



Thơ cũng đậm màu chính trị

màu này thật dễ thương

còn màu đó…

thấy mà ghê!

Ôi! Đẹp quá phe mình

còn phe bên kia

phải chọn góc nhìn

để chỉ thấy toàn điều xấu



Mỗi câu thơ

một bài ca chiến đấu

một viên đạn đồng đen

bắn vào chế độ cộng sản bạo tàn

tôi trở thành người lính hiên ngang

cầm bút



Nhiều lúc

nhìn cảnh đời

dạt dào cảm xúc

bật ra mấy vần thơ

bạn bè nghe qua

đầu lắc

tay xua

“Không hợp với trào lưu của người Việt hải ngoại”



Thỉnh thoảng xem lại một số thơ mình

thơ bạn bè đồng đội

rất lý tưởng

vững lập trường

có kỷ cương

kẻ trước dẫn dắt người sau

riêng hồn thơ

thì chẳng thấy đâu



Tôi lao vào đọc

mới đầu là những bài thơ tuyệt tác

tìm hiểu thêm kỹ thuật thơ ca

và rồi hầu như tất cả những gì về thơ

từ  Âu Á Tây Tầu Anh Mỹ

các trang web văn chương

Talawas, Da Màu, Tiền Vệ

ôn cố tri tân

tạo cho thơ mình một vóc dáng riêng



nhưng người lính trong tôi

quá đỗi kiên cường?

nên tôi vẫn “được” đứng chung hàng

với rất đông nhà thơ - chiến sĩ



Một hôm cao hứng

tình quê hương đất nước dâng tràn

nghĩ đến những thôn xóm, phố phường

có tên gọi Việt Nam

đến mẹ già

đàn em

bà con

bạn bè thân thiết

đến những người chưa quen biết

và cả những người đã chết từ lâu



Niềm thương cảm

từ trong từng thớ thịt

mỗi tế bào

chảy ào trên trang giấy



Nhưng chính ngay giây phút ấy

gió bão nổi lên

cát bụi mịt mù

và trong cái không khí rờn rợn âm u

xuất hiện một chàng trai trẻ tuổi

quân phục bạc màu

mặt buồn rười rượi

lấy cả thân người

che khuất bài thơ đang viết dở của tôi



Khi con chữ vẫn cứ hàng hàng lớp lớp

bay về tới tấp

như sóng biển dồn dập

và khiến tôi trong cơn say, cơn điên

vung bút đâm phập vào trái tim

người lính



Tôi đang sống trên nước Mỹ

đất nước tự do

làm thơ

không phải lấm lét nhìn trước, ngó sau

nỗi lo sợ theo vào

cả trong giấc ngủ

giật thót mình nghe tiếng chó sủa

ban đêm



Nhưng sao trước mặt vẫn chập chờn

những bóng ma quá khứ

ánh mắt van lơn

bàn tay níu giữ

khiến đã biết bao lần

dòng thơ đang băng băng tuôn chảy

phải khựng lại

luồn lách qua hướng khác



Để có thể hết lòng hết dạ

trọn tình trọn nghĩa

với nàng thơ

tôi

tay cầm bút viết

tay nắm dao quơ

đuổi, giết bằng sạch những hồn ma, bóng quỷ

(truyền thống, khuôn phép lễ giáo, thước đo giá trị

của người đời)



Trên trang thơ của mình

tôi chỉ trung thành

với nhịp đập

của chính trái tim tôi.



San Leon cuối tháng 1 năm 2013

Phạm Đức Nhì

nhidpham@gmail.com



























XIN ĐỪNG EM NHÉ

   XIN  ĐỪNG  EM  NHÉ


(Làm tình cũng như làm thơ)


Anh có thể bỏ dở ván cờ
để đưa em đi chùa
lễ Phật
có thể tắt ngay tiếng nhạc
cho em được thanh thản tụng kinh


Anh cũng có thể cố quên
(nếu là rằm hay mùng một)
món canh chua cá lóc (1)
để chiều nay
cùng em ăn chay


Nhưng nếu lúc lên giường hành lạc
em vẫn cứ tay lần tràng hạt
mồm niệm Nam Mô
trong khi chim, vú nhấp nhô
theo nhịp nắc


Anh sẽ đạp em xuống giường tức khắc
và từ đó
em ơi
chúng mình mỗi đứa một nơi.

Chú Thích:

1/ Món anh thích nhất



Lời Bàn Của Tác Giả

Làm thơ giống như làm tình. Phải để hết tâm hồn vào cuộc chơi. Khi lên giường với người yêu phải vứt bỏ hết, từ chí lớn trong thiên hạ cho đến những vụn vặt chén cơm manh áo trong cuộc sống hàng ngày. Có thế mới dễ bò lên tới đỉnh Vu Sơn, có thế mới có thể chết chìm trong sông Ân, bể Ái.


Với thơ cũng vậy. Nếu không để hết tâm hồn vào câu chữ và tứ thơ, những toan tính vị kỷ của lý trí sẽ chen vào làm khựng lại dòng chảy của thơ, khiến thi sĩ cụt hứng.


Lý trí rất cần thiết cho hầu như mọi sinh hoạt của cuộc sống con người. Nhưng với thơ, nó là kẻ thù số một. Không cẩn trọng, nó sẽ len lỏi vào tận hang cùng, ngõ hẹp của tâm hồn để khi thì rù rì thuyết phục, lúc lại cao giọng hối thúc, khiến nhà thơ ngập ngừng, bối rối, nửa muốn tiến, nửa lại muốn lùi, không dám phóng tay xuống bút.


Cứ nghe lời lý trí thì khối cảm xúc của nhà thơ sẽ không phình to lên được. Bởi khi đã bình tâm suy nghĩ thì hào khí ngất trời cũng xẹp dần như bong bóng bị xì hơi. Khi lý trí đã trụ ở trong lòng thì đau thương chất ngất sẽ nguôi ngoai, hận thù đằng đằng sẽ lắng xuống, tình yêu bỏng cháy sẽ nguội dần đi.


Chỉ có lúc cao hứng, thật cao hứng, mới có thể “nói thật, nói thẳng được, nổi điên lên mà nói, nói mặc kệ thiên hạ sự, nói cóc sợ ai, không ‘quan trên trông xuống, người ta trông vào’, và lúc ấy mới có thể viết được mấy lời kha khá” (Nguyễn thị Hoàng Bắc – Thơ Đến Từ Đâu - Nguyễn Đức Tùng)

 

Anh yêu em, chiều em, chiều cả tính “ngoan đạo” và cung cách “ngoan đạo” của em. Nhưng nếu em đem những thứ đó vào các “cuộc mây mưa” của chúng mình thì anh thà chia tay với em chứ cái lúc cần trao hết thể xác lẫn tâm hồn cho nhau mà:

 

em vẫn cứ tay lần tràng hạt
mồm niệm Nam Mô

như thế anh bực mình lắm, em ơi?

 

Vơi thơ cũng vậy. Nếu không để hết tâm hồn vào câu chữ, tứ thơ mà cứ vẩn vơ suy nghĩ chuyện “vợ đẻ, con đau, nhà mái dột” thì Nàng Thơ cũng sẽ đạp anh ra khỏi bài thơ và “đội nón ra đi”.

 


TỀ THIÊN VÀ THI SĨ

  TỀ THIÊN VÀ THI SĨ




Trong mỗi con người

trong mỗi thi sĩ

đều có một Tề Thiên

một Tam Tạng

một Trư Bát Giới

một Sa Tăng

(dù họ có nhận biết điều đó hay không)



Tôi

cũng được vài người gọi là thi sĩ

đã đôi lần

bỏ mặc Tề Thiên hứng chí

vung thiết bảng phang ngang, bổ dọc

Trư Bát Giới, Sa Tăng ngủ mê mệt

Tam Tạng ngoảnh mặt làm ngơ



Lúc ấy những gì viết ra

tôi cứ tưởng là thơ

lời bóng bẩy

“rất khôn ngoan, đầy lý lẽ

rất tiếc

chẳng có một mảy may cảm xúc”.



Phạm Đức Nhì

nhidpham@gmail.com


TẤM BẢN ĐỒ VẼ SAI

 TẤM  BẢN  ĐỒ  VẼ  SAI

(Bản đồ chỉ đường của bài thơ nên vẽ rõ ràng)




Chọn lô đất tốt xây được ngôi nhà mới

tôi mở tiệc mừng tân gia

“Đến chơi! Hay lắm!”

thư tôi viết

mời bằng hữu gần xa



Ngay giữa trang thư một bản đồ

dọc ngang tự tay tôi vẽ

và lời chỉ dẫn cặn kẽ

đường đi nước bước đến cuộc vui



Giờ hẹn đến rồi

chưa thấy bóng khách mời nào xuất hiện

đồ ăn nguội lạnh

bàn tiệc vẫn vắng tanh



Vài ngày sau

nhận được mấy thư trả lời

trong thư chỉ vỏn vẹn:

“Xin lỗi!

Không tìm thấy nhà.”







Bài thơ là tấm bản đồ bằng chữ chỉ đường, từng bước, từng bước đưa dẫn người đọc đến cánh cửa trái tim đang mở rộng của tác giả. Những lời chỉ dẫn này phải rõ ràng, dễ hiểu, vì nếu rắc rối hoặc mơ hồ, dễ gây hiểu lầm, sẽ khiến người đọc đi lạc đường.



Nếu thi sĩ không nắm vững kỹ thuật thơ ca, không có ý tứ mới lạ, hoặc lúc không có hứng cũng cố gượng gạo mà viết, thì sẽ được một bài thơ… dở, không có hồn. Nhưng nếu chức năng truyền thông của bài thơ thất bại thì tất cả câu chữ, hình ảnh, âm thanh, biện pháp tu từ … đều đổ xuống sông, xuống biển hết. Nó sẽ trở thành một câu đố bí hiểm mà chỉ chính người tạo ra nó mới có câu trả lời. Ai xui xẻo đọc phải bài thơ này thì cứ như đi vào rừng rậm trong đêm tối, chẳng biết mình đang ở chỗ nào và sẽ đi về đâu.



QUÊN HẾT VẠN SỰ ĐỜI

 QUÊN HẾT VẠN SỰ ĐỜI




(Làm thơ cũng như làm tình, phải để hết tâm hồn vào cuộc chơi)



Khi anh sờ vú em

Nguyễn Văn Thiệu, Lê Duẩn, Truờng Chinh

ai đã từng lừa dân hại nuớc?

anh đã quên, quên hết



Khi anh sờ lồn em

Ngô Đinh Diệm, Hồ Chí Minh

ai đáng trọng ai đáng khinh?

anh cũng không cần biết



Khi em cầm cặc anh

nó lớn lên rất nhanh

quê hương tươi xanh

hay héo uá?

anh cũng không nhớ



Khi cặc anh mấp mé lồn em

vũ trụ hữu hạn hay vô biên

Chúa tạo nên

hay từ đâu mà có?

anh cũng kệ cha nó



Và anh ruớn nguời lên

ruớn nguời lên

quên hết vạn sự đời



Phạm Đức Nhì

THỦ PHẠM GIẾT CHẾT HỒN THƠ

             THỦ PHẠM GIẾT CHẾT HỒN THƠ




"Đôi khi anh muốn tin

những người, ôi những người 

khóc lẻ loi một mình" (1)


Bởi đàng sau những giọt nước mắt

giữa đám đông

rất có thể

ẩn hiện bóng hình

loài cá sấu



Khi em trúng thực

nôn thốc mửa tháo

đó là tiếng nói chân thật của dạ dày

không khoái, không hợp

là tống hết ra ngay

không chọn thứ ngon

chờ tiêu hóa

thứ dở

mới đẩy ngược lên trên



Anh thường ăn nhiều chất xơ

nên gặp lúc cao hứng

chộp được tứ thơ

chỉ vừa ngồi lên bồn cầu

là những con chữ

lóng lánh như bôi mỡ

trơn tuột khỏi hậu môn



Nhìn bài thơ táo bón

anh vừa tội nghiệp

thương những con chữ thân hình xây xát

vừa tưởng tượng đến khoảng thời gian

tác giả ngồi suy nghĩ miên man

giữa hai lần cong người rặn



Đó là lúc lý trí tính toán

giết chết hồn thơ.



Phạm Đức Nhì

Galveston, Texas

Cuối 06/2015



Chú thích:

1/ Ý của Phạm Đình Chương trong bản nhạc Nửa Hồn Thương Đau.


ĐỪNG ĐỂ CƠM SÌNH

        ĐỪNG  ĐỂ  CƠM  SÌNH

Nấu cơm

Chị Cả chờ nước sôi

mới đổ gạo vào nồi

rồi chị khơi lò, trở củi

để ngọn lửa cháy đều, cháy mạnh

cho đến lúc nồi cơm cạn nước

“Cơm sôi cả lửa thì ngon”

câu ca dao mẹ dạy

chị vẫn còn ghi nhớ



Qua chuyện gối chăn chồng vợ

chị với anh đã ăn ý rõ ràng

phải đâu đó sẵn sàng

mới đưa “chốt nhập cung”

và rồi tấn công dồn dập, tưng bừng

cho đến lúc gạo thành cơm thơm dẻo 



Bài thơ anh đang viết

chị nhắc anh đoạn kết

đừng như nồi cơm sình.



San Leon tháng 8 năm 2011

Phạm Đức Nhì

nhidpham@gmail.com



Lời Bàn Của Tác Giả

Mỗi chữ, mỗi câu trong bài thơ phải đóng một vai trò nào đó, phải có một nhiệm vụ nào đó và phải hoàn thành nhiệm vụ của mình - giống như mỗi thanh củi trong bếp phải cháy, phải góp lửa để tổng hợp lại, có sức nóng cần thiết nấu đến lúc nồi cơm cạn nước. 

Đừng cho vào bếp những thanh củi không bắt lửa, không thể cháy, hoặc cháy mà tỏa nhiệt ít. Hãy chọn những thanh củi khô, dễ bắt lửa, cháy đượm và tỏa nhiệt nhiều. Hơn thế nữa, phải khơi lò, xếp củi như thế nào để thông gió, lửa từ thanh củi này bắt sang thanh củi khác, cháy đều để cùng tạo nhiệt nấu chín nồi cơm. 

Câu chữ trong bài thơ phải chọn lựa để có thể khơi gợi tối đa cảm xúc trong lòng đọc giả, phải nối kết nhau để lượng cảm xúc khơi gợi được ở câu trước có thể cộng chung với lượng cảm xúc khơi gợi được ở câu sau và cứ “sóng sau dồn sóng trước” nối tiếp cho đến câu cuối cùng của bài thơ.

Mỗi bài thơ khi đọc lên đều tỏa ra một không khí (ấm áp, vui nhộn, yêu thương, thù hận …) như không khí trong một chương trình văn nghệ. Thi sĩ là MC, đừng để có những khoảng “thời gian chết” ở giữa chương trình.                                                                                              

Để không có “thời gian chết” làm nguội lửa dục, lửa tình, trong lúc “yêu nhau” vợ chồng nên tắt hết điện thoại khi bước vào phòng ngủ.

Nấu cơm đừng để cơm sình

Làm thơ đừng để thình lình hết hơi.


CHO THÊM CỦI

    CHO THÊM CỦI


Mấy thằng bạn cùng trang l
ứa
thấy tôi may mắn “đắt hàng” trong chuyện “gái gú”

những lúc gần gũi thân tình

có thằng nửa thật nửa đùa tâm sự:


“Tao đôi khi muốn trèo lên đỉnh Vu Sơn
 nhưng lực bất tòng tâm
chỉ mới vài bước
đã khuỵu gối giơ tay bỏ cuộc
tội nghiệp người bạn đường
nằm trên giường
bẽ bàng thất vọng”

Tôi cũng gặp những bài thơ
như cái bếp lò
chỉ loe ngoe vài thanh củi mỏng
nồi trên bếp chưa kịp nóng
lửa đã tàn
còn mong gì gạo
nấu thành cơm

Căn bệnh của quý ông
“chưa đi đến chợ đã hết tiền”
chữa trị có lắm phương nhiều cách
ăn uống bồi bổ, thuốc men …

Riêng những bài thơ như bếp lửa tàn

cách tốt nhất là …. cho thêm củi.

(Phạm Đức Nhì)

 

Lời bàn:

 

Đây là một bài Thơ Về Thơ, thơ bàn về Lý Thuyết Thơ. “Cho Thêm Củi” không có phép ẩn dụ mà chỉ dùng thủ thuật so sánh để “tạo duyên” cho tứ thơ và làm gọn sạch, thoáng mát, trơn tru con đường dẫn về “điểm đến của tứ thơ”.

 

Thơ Kiếm Tông – chú trọng sự sâu sắc của ý tứ, cái đẹp của ngôn ngữ, câu chữ, hình tượng - nên dài cũng được mà ngắn cũng không sao. (Bởi nếu dài mà thuộc loại phân mảnh, đứt đoạn thì cũng vẫn được gọi là thơ Kiếm Tông).

 

Còn thơ Khí Tông – chú trọng cảm xúc - thì độ dài rất cần thiết. Thi sĩ cần “đất” để giới thiệu nguồn cơn rồi sau đó dàn trải những mảnh tâm trạng của mình. Tứ thơ “nhất khí liền mạch” sẽ chảy thành dòng. Được gắn kết với dòng âm điệu (nhờ hiệu ứng của vần liên tiếp) sẽ sinh ra dòng cảm xúc. Cả 3 dòng quyện chặt lấy nhau cùng chảy về “điểm đến của tứ thơ”.

 

Lúc đó cần độ dài để dòng chảy có “sóng sau dồn sóng trước” cho hồn thơ phát sinh và lớn mạnh.

 

Còn nếu thơ Khí Tông mà ngắn thì sẽ:

 

“như cái bếp lò
chỉ loe ngoe vài thanh củi mỏng
nồi trên bếp chưa kịp nóng
lửa đã tàn
còn mong gì gạo nấu thành cơm”

Đem ví von, so sánh với căn bệnh của quý ông:

 

“chưa đi đến chợ đã hết tiền”

thì 2 câu:

 

Riêng những bài thơ như bếp lửa tàn

cách tốt nhất là …. cho thêm củi

không thể chê trách tí nào. Vì quá hợp lý.

 

Phạm Đức Nhì
nhidpham@gmail.com

 

 


CHÈ ĐƯỜNG

           CHÈ  ĐƯỜNG




Tôi thích chè

chè ngọt

bởi có đường


Đường ít

chè không đủ ngọt

không ngon

đường nhiều

ngọt lợ

ăn gắt cổ.



Nấu chè ngon do đó,

cũng cần có tài

ngoài việc phải biết chọn các thứ đậu, dừa, bột, nếp,

các thứ khoai

(thứ nào nấu với thứ nào

liều lượng bao nhiêu thì hợp)

còn phải biết

nêm đường cho vừa ngọt



Chè có món có thể nêm đường kha khá

có món ít đường một chút cũng không sao

nhưng đã là chè thì phải có đường

nấu chè

nếu không nêm đường

thì chè sẽ không còn là chè nữa

mà thành món khác.



Phạm Đức Nhì

nhidpham@gmail.com



Lời Bàn Của Tác Giả



Vần tạo nên vị ngọt của thơ ca. Nó là những cái “móc” để giúp nối những chuỗi hình ảnh, sự kiện tạo nên cảm xúc của tác giả và - qua bài thơ - trở thành một thứ “thuốc dẫn” giúp những chuỗi hình ảnh, sự kiện ấy đi vào tâm hồn người đọc một cách dễ dàng hơn. 


Trong những bài thơ thành công cái “thuốc dẫn” này giúp cảm xúc vận chuyển thành một dòng chảy, chảy trong tâm hồn người đọc. 


Nhấm nháp được chút vị ngọt này người đọc sẽ bỏ bớt sự cẩn trọng thái quá (như khi đọc một hợp đồng, một án quyết), tạm thời gác lý trí qua một bên, để có thể tiếp cận bài thơ một cách nhẹ nhàng thoải mái, cho trái tim trần trụi của mình đối diện với hồn thơ của tác giả.


Tuy nhiên, cũng như đường trong chè, ít quá thì không đủ ngọt, nhiều quá thì ngọt lợ, ăn gắt cổ, ngoài ý tứ, ngôn từ, hình ảnh, việc xử dụng vần điệu đúng liều lượng để thơ ca có vị ngọt vừa phải - cũng là một tài năng của tác giả - có thể góp phần làm tăng giá trị của bài thơ.