Thứ Bảy, 18 tháng 9, 2021

BA BÀI THƠ TỤC VỀ HỒN THƠ

 

 

 XIN  ĐỪNG  EM  NHÉ


Anh có thể bỏ dở ván cờ
để đưa em đi chùa
lễ Phật
có thể tắt ngay tiếng nhạc
cho em được thanh thản tụng kinh


Anh cũng có thể cố quên
(nếu là rằm hay mùng một)
món canh chua cá lóc (1)
để chiều nay
cùng em ăn chay


Nhưng nếu lúc lên giường hành lạc
em vẫn cứ tay lần tràng hạt
mồm niệm Nam Mô
trong khi lồn, vú nhấp nhô
theo nhịp nắc


Anh sẽ đạp em xuống giường tức khắc
và từ đó
em ơi
chúng mình mỗi đứa một nơi.

Chú Thích:

1/ Món anh thích nhất



Lời Bàn Của Tác Giả

Làm thơ giống như làm tình. Phải để hết tâm hồn vào cuộc chơi. Khi lên giường với người yêu phải vứt bỏ hết, từ chí lớn trong thiên hạ cho đến những vụn vặt chén cơm manh áo trong cuộc sống hàng ngày. Có thế mới dễ bò lên tới đỉnh Vu Sơn, có thế mới có thể chết chìm trong sông Ân, bể Ái.



Với thơ cũng vậy. Nếu không để hết tâm hồn vào tứ thơ, những toan tính vị kỷ của lý trí sẽ chen vào làm khựng lại dòng chảy của thơ, làm thi sĩ cụt hứng.



Trong số các định nghĩa thơ của giới sáng tác phê bình thơ Việt Nam và nước ngoài tôi thích nhất định nghĩa của nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc:

         “Thơ là cảm xúc đi tìm một đồng cảm.”

Ngoài ra, định nghĩa của nhà thơ Nguyễn Đình Thi, theo tôi, cũng nhấn mạnh một điểm quan trọng về thơ.

            “Làm thơ, ấy là dùng lời nói và những dấu hiệu thay cho lời nói - tức là chữ - để thể hiện một tâm lý đang rung chuyển mạnh mẽ khác thường…” (Mấy ý nghĩ về thơ – Talawas)

Như vậy, thơ là cảm xúc. Mà phải là cảm xúc từ một trạng thái tâm lý đang rung chuyển mạnh mẽ khác thường. Chính cái cảm xúc mạnh mẽ này mới có thể đánh bật những toan tính nhỏ nhen, vị kỷ, lọc lừa của lý trí ra khỏi dòng thơ.



Lý trí rất cần thiết cho hầu như mọi sinh hoạt của cuộc sống con người. Nhưng với thơ, nó là kẻ thù số một. Không cẩn trọng, nó sẽ len lỏi vào tận hang cùng, ngõ hẹp của tâm hồn để khi thì rù rì thuyết phục, lúc lại cao giọng hối thúc, khiến nhà thơ ngập ngừng, bối rối, nửa muốn tiến, nửa lại muốn lùi, không dám phóng tay xuống bút.



Cứ nghe lời lý trí thì khối cảm xúc của nhà thơ sẽ không phình to lên được, bởi khi đã bình tâm suy nghĩ thì hào khí ngất trời cũng xẹp dần như bong bóng bị xì hơi. Khi lý trí đã trụ ở trong lòng thì đau thương chất ngất sẽ nguôi ngoai, hận thù đằng đằng sẽ lắng xuống, tình yêu bỏng cháy sẽ nguội dần đi.



Làm thơ cũng giống ăn phở. Phải nóng hổi mới ngon. Để nguội, bánh phở trương phình ra, nước dùng đóng váng mỡ. Lúc ấy, cố nuốt cũng khó vào chứ đừng nói đến thưởng thức cái ngon, cái ngọt. Cũng vậy, cảm xúc còn nóng hổi thì câu thơ mới có hơi sức. Khi cơn (cơn điên, cơn giận, cơn ghen…) đã hạ thì bài thơ có cố viết ra cũng chỉ là cái xác không hồn.

 

 

Chỉ có lúc cao hứng, thật cao hứng, mới có thể “nói thật, nói thẳng được, nổi điên lên mà nói, nói mặc kệ thiên hạ sự, nói cóc sợ ai, không ‘quan trên trông xuống, người ta trông vào’, và lúc ấy mới có thể “viết được mấy lời kha khá” (Nguyễn thị Hoàng Bắc – Thơ Đến Từ Đâu - Nguyễn Đức Tùng).



Ngược lại, nếu thơ được xuất hiện trên trang giấy lúc tác giả đang rất bình tĩnh, tỉnh táo để lý trí hoàn toàn điều khiển trận điạ chữ nghĩa, sắp xếp ý tưởng, thì loại thơ ấy, theo Nguyễn Hưng Quốc, chỉ là hoa giả.



“Có hằng hà những bài thơ cứ ngồn ngộn chữ, cứ lấp lánh màu sắc và trầm trầm bổng bổng hơi nhạc nhưng lại rỗng tuếch, không nói lên được điều gì cả. Nó ném xuống aò ạt lá vàng nhưng không làm cho người ta thấy được mùa thu. Nó khua động ầm ĩ nhưng không làm thành âm vang của tiếng hát. Nó dựng lên ùn ùn những khói nhưng không tượng hình nổi một làn mây. Nó có dáng dấp của hoa nhưng thiếu hẳn một làn hương. Nó có tất cả, trừ một điều: cảm xúc.” (Cảm Xúc Trong Thơ -  Tiền Vệ)

 

QUÊN HẾT VẠN SỰ ĐỜI


(Làm thơ cũng như làm tình, phải để hết tâm hồn vào cuộc chơi)



Khi anh sờ vú em
Nguyễn Văn Thiệu, Lê Duẩn, Truờng Chinh
ai đã từng lừa dân hại nuớc?
anh đã quên, quên hết


Khi anh sờ lồn em
Ngô Đinh Diệm, Hồ Chí Minh
ai đáng trọng, ai đáng khinh
anh cũng không cần biết



Khi em cầm cặc anh
nó lớn lên rất nhanh
quê hương tươi xanh
hay héo uá
anh cũng không nhớ


Khi cặc anh mấp mé lồn em
vũ trụ hữu hạn hay vô biên
Chúa tạo nên
hay từ đâu mà có
anh cũng kệ cha nó

Và anh ruớn nguời lên
ruớn nguời lên
quên hết vạn sự đời


Phạm Đức Nhì

 


TRIẾT LÝ VỤN VỀ CHUYỆN GỐI CHĂN



“Con nào bốn vú hai lồn
cứ đi theo nó
còn hai vú một lồn
thì đã có bà đây” (1)

Nói như thế là sai
và có thể sẽ mất chồng ngay
chuyện chăn gối, dĩ nhiên
phải cần đến lồn, đến vú

nhưng cái cảm giác sung sướng nhớ đời của người đàn ông
đâu phải chỉ do lồn to vú bự
mà thường đến từ cung cách ân cần, hết mình
của người phụ nữ
lúc đem lồn và vú
hiến dâng



Phạm Đức Nhì

nhidpham@gmail.com



Chú Thích:

1/ Câu “chửi chồng” của một số phụ nữ miền Bắc.


Lời Bàn Của Tác Giả

Nhiều phụ nữ nghĩ rằng “trời sanh mình có đủ hai vú một lồn” thì ông chồng (hay người tình) dù có đi xa đến đâu cũng phải mò về.

 

Tương tự như thế, nhiều thi sĩ tưởng rằng cứ nắm trong tay một ít “kỹ thuật thơ”, chữ dùng chính xác, câu cú tròn trịa, biết gieo vần, biết tạo hình tượng …  là có thể quyến rũ, giữ chân được “chàng (hoặc nàng) thơ”. 

 

Nghĩ như vậy cũng không đúng. Bởi nếu không yêu thơ, thả hết tâm hồn vào thơ, cũng như người phụ nữ không có “cung cách ân cần, hết mình khi đem lồn và vú hiến dâng” thì chồng (người tình) sẽ chán, sẽ bỏ,“chàng thơ” sẽ trốn biệt ngay.



 

Thứ Tư, 1 tháng 9, 2021

YÊU THƠ NÊN PHẢI HẾT LÒNG VỚI THƠ

 

YÊU THƠ NÊN PHẢI HẾT LÒNG VỚI THƠ



Đọc xong Một Chút Tâm Tình khá đông bạn bè và người đọc đã gởi đến tôi những lời bình phẩm. Đồng tình cũng nhiều mà chỉ trích cũng không ít. Một vị (lớn tuổi, có uy tín) đã trách tôi “không còn cái tinh thần của người lính, nghe hiệu lệnh là cùng đồng đội xung phong chiếm lĩnh mục tiêu.” Một người khác cho rằng bài thơ của tôi đã “lạc giọng, lỗi nhịp với giàn đồng ca của người Việt hải ngoại.”

Biết trả lời sao bây giờ? Bèn viết bài thơ.





Có một thời bị đọa đày hành hạ

thơ của tôi rực lửa căm thù

máu và nước mắt

ướt đẫm những trang thơ

nực mùi tử khí



Thơ cũng đậm màu chính trị

màu này thật dễ thương

còn màu đó…

thấy mà ghê!

Ôi! Đẹp quá phe mình

còn phe bên kia

phải chọn góc nhìn

để chỉ thấy toàn điều xấu



Mỗi câu thơ

một bài ca chiến đấu

một viên đạn đồng đen

bắn vào chế độ cộng sản bạo tàn

tôi trở thành người lính hiên ngang

cầm bút



Nhiều lúc

nhìn cảnh đời

dạt dào cảm xúc

bật ra mấy vần thơ

bạn bè nghe qua

đầu lắc

tay xua

“Không hợp với trào lưu của người Việt hải ngoại”



Thỉnh thoảng xem lại một số thơ mình

thơ bạn bè đồng đội

rất lý tưởng

vững lập trường

có kỷ cương

kẻ trước dẫn dắt người sau

riêng hồn thơ

thì chẳng thấy đâu



Tôi lao vào đọc

mới đầu là những bài thơ tuyệt tác

tìm hiểu thêm kỹ thuật thơ ca

và rồi hầu như tất cả những gì về thơ

từ  Âu Á Tây Tầu Anh Mỹ

các trang web văn chương

Talawas, Da Màu, Tiền Vệ

ôn cố tri tân

tạo cho thơ mình một vóc dáng riêng



nhưng người lính trong tôi

quá đỗi kiên cường?

nên tôi vẫn “được” đứng chung hàng

với rất đông nhà thơ - chiến sĩ



Một hôm cao hứng

tình quê hương đất nước dâng tràn

nghĩ đến những thôn xóm, phố phường

có tên gọi Việt Nam

đến mẹ già

đàn em

bà con

bạn bè thân thiết

đến những người chưa quen biết

và cả những người đã chết từ lâu



Niềm thương cảm

từ trong từng thớ thịt

mỗi tế bào

chảy ào trên trang giấy



Nhưng chính ngay giây phút ấy

gió bão nổi lên

cát bụi mịt mù

và trong cái không khí rờn rợn âm u

xuất hiện một chàng trai trẻ tuổi

quân phục bạc màu

mặt buồn rười rượi

lấy cả thân người

che khuất bài thơ đang viết dở của tôi



Khi con chữ vẫn cứ hàng hàng lớp lớp

bay về tới tấp

như sóng biển dồn dập

và khiến tôi trong cơn say, cơn điên

vung bút đâm phập vào trái tim

người lính



Tôi đang sống trên nước Mỹ

đất nước tự do

làm thơ

không phải lấm lét nhìn trước, ngó sau

nỗi lo sợ theo vào

cả trong giấc ngủ

giật thót mình nghe tiếng chó sủa

ban đêm



Nhưng sao trước mặt vẫn chập chờn

những bóng ma quá khứ

ánh mắt van lơn

bàn tay níu giữ

khiến đã biết bao lần

dòng thơ đang băng băng tuôn chảy

phải khựng lại

luồn lách qua hướng khác



Để có thể hết lòng hết dạ

trọn tình trọn nghĩa

với nàng thơ

tôi

tay cầm bút viết

tay nắm dao quơ

đuổi, giết bằng sạch những hồn ma, bóng quỷ

(truyền thống, khuôn phép lễ giáo, thước đo giá trị

của người đời)



Trên trang thơ của mình

tôi chỉ trung thành

với nhịp đập

của chính trái tim tôi.



San Leon cuối tháng 1 năm 2013

Phạm Đức Nhì

nhidpham@gmail.com



























XIN ĐỪNG EM NHÉ

   XIN  ĐỪNG  EM  NHÉ


(Làm tình cũng như làm thơ)


Anh có thể bỏ dở ván cờ
để đưa em đi chùa
lễ Phật
có thể tắt ngay tiếng nhạc
cho em được thanh thản tụng kinh


Anh cũng có thể cố quên
(nếu là rằm hay mùng một)
món canh chua cá lóc (1)
để chiều nay
cùng em ăn chay


Nhưng nếu lúc lên giường hành lạc
em vẫn cứ tay lần tràng hạt
mồm niệm Nam Mô
trong khi chim, vú nhấp nhô
theo nhịp nắc


Anh sẽ đạp em xuống giường tức khắc
và từ đó
em ơi
chúng mình mỗi đứa một nơi.

Chú Thích:

1/ Món anh thích nhất



Lời Bàn Của Tác Giả

Làm thơ giống như làm tình. Phải để hết tâm hồn vào cuộc chơi. Khi lên giường với người yêu phải vứt bỏ hết, từ chí lớn trong thiên hạ cho đến những vụn vặt chén cơm manh áo trong cuộc sống hàng ngày. Có thế mới dễ bò lên tới đỉnh Vu Sơn, có thế mới có thể chết chìm trong sông Ân, bể Ái.


Với thơ cũng vậy. Nếu không để hết tâm hồn vào câu chữ và tứ thơ, những toan tính vị kỷ của lý trí sẽ chen vào làm khựng lại dòng chảy của thơ, khiến thi sĩ cụt hứng.


Lý trí rất cần thiết cho hầu như mọi sinh hoạt của cuộc sống con người. Nhưng với thơ, nó là kẻ thù số một. Không cẩn trọng, nó sẽ len lỏi vào tận hang cùng, ngõ hẹp của tâm hồn để khi thì rù rì thuyết phục, lúc lại cao giọng hối thúc, khiến nhà thơ ngập ngừng, bối rối, nửa muốn tiến, nửa lại muốn lùi, không dám phóng tay xuống bút.


Cứ nghe lời lý trí thì khối cảm xúc của nhà thơ sẽ không phình to lên được. Bởi khi đã bình tâm suy nghĩ thì hào khí ngất trời cũng xẹp dần như bong bóng bị xì hơi. Khi lý trí đã trụ ở trong lòng thì đau thương chất ngất sẽ nguôi ngoai, hận thù đằng đằng sẽ lắng xuống, tình yêu bỏng cháy sẽ nguội dần đi.


Chỉ có lúc cao hứng, thật cao hứng, mới có thể “nói thật, nói thẳng được, nổi điên lên mà nói, nói mặc kệ thiên hạ sự, nói cóc sợ ai, không ‘quan trên trông xuống, người ta trông vào’, và lúc ấy mới có thể viết được mấy lời kha khá” (Nguyễn thị Hoàng Bắc – Thơ Đến Từ Đâu - Nguyễn Đức Tùng)

 

Anh yêu em, chiều em, chiều cả tính “ngoan đạo” và cung cách “ngoan đạo” của em. Nhưng nếu em đem những thứ đó vào các “cuộc mây mưa” của chúng mình thì anh thà chia tay với em chứ cái lúc cần trao hết thể xác lẫn tâm hồn cho nhau mà:

 

em vẫn cứ tay lần tràng hạt
mồm niệm Nam Mô

như thế anh bực mình lắm, em ơi?

 

Vơi thơ cũng vậy. Nếu không để hết tâm hồn vào câu chữ, tứ thơ mà cứ vẩn vơ suy nghĩ chuyện “vợ đẻ, con đau, nhà mái dột” thì Nàng Thơ cũng sẽ đạp anh ra khỏi bài thơ và “đội nón ra đi”.

 


TỀ THIÊN VÀ THI SĨ

  TỀ THIÊN VÀ THI SĨ




Trong mỗi con người

trong mỗi thi sĩ

đều có một Tề Thiên

một Tam Tạng

một Trư Bát Giới

một Sa Tăng

(dù họ có nhận biết điều đó hay không)



Tôi

cũng được vài người gọi là thi sĩ

đã đôi lần

bỏ mặc Tề Thiên hứng chí

vung thiết bảng phang ngang, bổ dọc

Trư Bát Giới, Sa Tăng ngủ mê mệt

Tam Tạng ngoảnh mặt làm ngơ



Lúc ấy những gì viết ra

tôi cứ tưởng là thơ

lời bóng bẩy

“rất khôn ngoan, đầy lý lẽ

rất tiếc

chẳng có một mảy may cảm xúc”.



Phạm Đức Nhì

nhidpham@gmail.com


TẤM BẢN ĐỒ VẼ SAI

 TẤM  BẢN  ĐỒ  VẼ  SAI

(Bản đồ chỉ đường của bài thơ nên vẽ rõ ràng)




Chọn lô đất tốt xây được ngôi nhà mới

tôi mở tiệc mừng tân gia

“Đến chơi! Hay lắm!”

thư tôi viết

mời bằng hữu gần xa



Ngay giữa trang thư một bản đồ

dọc ngang tự tay tôi vẽ

và lời chỉ dẫn cặn kẽ

đường đi nước bước đến cuộc vui



Giờ hẹn đến rồi

chưa thấy bóng khách mời nào xuất hiện

đồ ăn nguội lạnh

bàn tiệc vẫn vắng tanh



Vài ngày sau

nhận được mấy thư trả lời

trong thư chỉ vỏn vẹn:

“Xin lỗi!

Không tìm thấy nhà.”







Bài thơ là tấm bản đồ bằng chữ chỉ đường, từng bước, từng bước đưa dẫn người đọc đến cánh cửa trái tim đang mở rộng của tác giả. Những lời chỉ dẫn này phải rõ ràng, dễ hiểu, vì nếu rắc rối hoặc mơ hồ, dễ gây hiểu lầm, sẽ khiến người đọc đi lạc đường.



Nếu thi sĩ không nắm vững kỹ thuật thơ ca, không có ý tứ mới lạ, hoặc lúc không có hứng cũng cố gượng gạo mà viết, thì sẽ được một bài thơ… dở, không có hồn. Nhưng nếu chức năng truyền thông của bài thơ thất bại thì tất cả câu chữ, hình ảnh, âm thanh, biện pháp tu từ … đều đổ xuống sông, xuống biển hết. Nó sẽ trở thành một câu đố bí hiểm mà chỉ chính người tạo ra nó mới có câu trả lời. Ai xui xẻo đọc phải bài thơ này thì cứ như đi vào rừng rậm trong đêm tối, chẳng biết mình đang ở chỗ nào và sẽ đi về đâu.



QUÊN HẾT VẠN SỰ ĐỜI

 QUÊN HẾT VẠN SỰ ĐỜI




(Làm thơ cũng như làm tình, phải để hết tâm hồn vào cuộc chơi)



Khi anh sờ vú em

Nguyễn Văn Thiệu, Lê Duẩn, Truờng Chinh

ai đã từng lừa dân hại nuớc?

anh đã quên, quên hết



Khi anh sờ lồn em

Ngô Đinh Diệm, Hồ Chí Minh

ai đáng trọng ai đáng khinh?

anh cũng không cần biết



Khi em cầm cặc anh

nó lớn lên rất nhanh

quê hương tươi xanh

hay héo uá?

anh cũng không nhớ



Khi cặc anh mấp mé lồn em

vũ trụ hữu hạn hay vô biên

Chúa tạo nên

hay từ đâu mà có?

anh cũng kệ cha nó



Và anh ruớn nguời lên

ruớn nguời lên

quên hết vạn sự đời



Phạm Đức Nhì

THỦ PHẠM GIẾT CHẾT HỒN THƠ

             THỦ PHẠM GIẾT CHẾT HỒN THƠ




"Đôi khi anh muốn tin

những người, ôi những người 

khóc lẻ loi một mình" (1)


Bởi đàng sau những giọt nước mắt

giữa đám đông

rất có thể

ẩn hiện bóng hình

loài cá sấu



Khi em trúng thực

nôn thốc mửa tháo

đó là tiếng nói chân thật của dạ dày

không khoái, không hợp

là tống hết ra ngay

không chọn thứ ngon

chờ tiêu hóa

thứ dở

mới đẩy ngược lên trên



Anh thường ăn nhiều chất xơ

nên gặp lúc cao hứng

chộp được tứ thơ

chỉ vừa ngồi lên bồn cầu

là những con chữ

lóng lánh như bôi mỡ

trơn tuột khỏi hậu môn



Nhìn bài thơ táo bón

anh vừa tội nghiệp

thương những con chữ thân hình xây xát

vừa tưởng tượng đến khoảng thời gian

tác giả ngồi suy nghĩ miên man

giữa hai lần cong người rặn



Đó là lúc lý trí tính toán

giết chết hồn thơ.



Phạm Đức Nhì

Galveston, Texas

Cuối 06/2015



Chú thích:

1/ Ý của Phạm Đình Chương trong bản nhạc Nửa Hồn Thương Đau.


ĐỪNG ĐỂ CƠM SÌNH

        ĐỪNG  ĐỂ  CƠM  SÌNH

Nấu cơm

Chị Cả chờ nước sôi

mới đổ gạo vào nồi

rồi chị khơi lò, trở củi

để ngọn lửa cháy đều, cháy mạnh

cho đến lúc nồi cơm cạn nước

“Cơm sôi cả lửa thì ngon”

câu ca dao mẹ dạy

chị vẫn còn ghi nhớ



Qua chuyện gối chăn chồng vợ

chị với anh đã ăn ý rõ ràng

phải đâu đó sẵn sàng

mới đưa “chốt nhập cung”

và rồi tấn công dồn dập, tưng bừng

cho đến lúc gạo thành cơm thơm dẻo 



Bài thơ anh đang viết

chị nhắc anh đoạn kết

đừng như nồi cơm sình.



San Leon tháng 8 năm 2011

Phạm Đức Nhì

nhidpham@gmail.com



Lời Bàn Của Tác Giả

Mỗi chữ, mỗi câu trong bài thơ phải đóng một vai trò nào đó, phải có một nhiệm vụ nào đó và phải hoàn thành nhiệm vụ của mình - giống như mỗi thanh củi trong bếp phải cháy, phải góp lửa để tổng hợp lại, có sức nóng cần thiết nấu đến lúc nồi cơm cạn nước. 

Đừng cho vào bếp những thanh củi không bắt lửa, không thể cháy, hoặc cháy mà tỏa nhiệt ít. Hãy chọn những thanh củi khô, dễ bắt lửa, cháy đượm và tỏa nhiệt nhiều. Hơn thế nữa, phải khơi lò, xếp củi như thế nào để thông gió, lửa từ thanh củi này bắt sang thanh củi khác, cháy đều để cùng tạo nhiệt nấu chín nồi cơm. 

Câu chữ trong bài thơ phải chọn lựa để có thể khơi gợi tối đa cảm xúc trong lòng đọc giả, phải nối kết nhau để lượng cảm xúc khơi gợi được ở câu trước có thể cộng chung với lượng cảm xúc khơi gợi được ở câu sau và cứ “sóng sau dồn sóng trước” nối tiếp cho đến câu cuối cùng của bài thơ.

Mỗi bài thơ khi đọc lên đều tỏa ra một không khí (ấm áp, vui nhộn, yêu thương, thù hận …) như không khí trong một chương trình văn nghệ. Thi sĩ là MC, đừng để có những khoảng “thời gian chết” ở giữa chương trình.                                                                                              

Để không có “thời gian chết” làm nguội lửa dục, lửa tình, trong lúc “yêu nhau” vợ chồng nên tắt hết điện thoại khi bước vào phòng ngủ.

Nấu cơm đừng để cơm sình

Làm thơ đừng để thình lình hết hơi.


CHO THÊM CỦI

    CHO THÊM CỦI


Mấy thằng bạn cùng trang l
ứa
thấy tôi may mắn “đắt hàng” trong chuyện “gái gú”

những lúc gần gũi thân tình

có thằng nửa thật nửa đùa tâm sự:


“Tao đôi khi muốn trèo lên đỉnh Vu Sơn
 nhưng lực bất tòng tâm
chỉ mới vài bước
đã khuỵu gối giơ tay bỏ cuộc
tội nghiệp người bạn đường
nằm trên giường
bẽ bàng thất vọng”

Tôi cũng gặp những bài thơ
như cái bếp lò
chỉ loe ngoe vài thanh củi mỏng
nồi trên bếp chưa kịp nóng
lửa đã tàn
còn mong gì gạo
nấu thành cơm

Căn bệnh của quý ông
“chưa đi đến chợ đã hết tiền”
chữa trị có lắm phương nhiều cách
ăn uống bồi bổ, thuốc men …

Riêng những bài thơ như bếp lửa tàn

cách tốt nhất là …. cho thêm củi.

(Phạm Đức Nhì)

 

Lời bàn:

 

Đây là một bài Thơ Về Thơ, thơ bàn về Lý Thuyết Thơ. “Cho Thêm Củi” không có phép ẩn dụ mà chỉ dùng thủ thuật so sánh để “tạo duyên” cho tứ thơ và làm gọn sạch, thoáng mát, trơn tru con đường dẫn về “điểm đến của tứ thơ”.

 

Thơ Kiếm Tông – chú trọng sự sâu sắc của ý tứ, cái đẹp của ngôn ngữ, câu chữ, hình tượng - nên dài cũng được mà ngắn cũng không sao. (Bởi nếu dài mà thuộc loại phân mảnh, đứt đoạn thì cũng vẫn được gọi là thơ Kiếm Tông).

 

Còn thơ Khí Tông – chú trọng cảm xúc - thì độ dài rất cần thiết. Thi sĩ cần “đất” để giới thiệu nguồn cơn rồi sau đó dàn trải những mảnh tâm trạng của mình. Tứ thơ “nhất khí liền mạch” sẽ chảy thành dòng. Được gắn kết với dòng âm điệu (nhờ hiệu ứng của vần liên tiếp) sẽ sinh ra dòng cảm xúc. Cả 3 dòng quyện chặt lấy nhau cùng chảy về “điểm đến của tứ thơ”.

 

Lúc đó cần độ dài để dòng chảy có “sóng sau dồn sóng trước” cho hồn thơ phát sinh và lớn mạnh.

 

Còn nếu thơ Khí Tông mà ngắn thì sẽ:

 

“như cái bếp lò
chỉ loe ngoe vài thanh củi mỏng
nồi trên bếp chưa kịp nóng
lửa đã tàn
còn mong gì gạo nấu thành cơm”

Đem ví von, so sánh với căn bệnh của quý ông:

 

“chưa đi đến chợ đã hết tiền”

thì 2 câu:

 

Riêng những bài thơ như bếp lửa tàn

cách tốt nhất là …. cho thêm củi

không thể chê trách tí nào. Vì quá hợp lý.

 

Phạm Đức Nhì
nhidpham@gmail.com

 

 


CHÈ ĐƯỜNG

           CHÈ  ĐƯỜNG




Tôi thích chè

chè ngọt

bởi có đường


Đường ít

chè không đủ ngọt

không ngon

đường nhiều

ngọt lợ

ăn gắt cổ.



Nấu chè ngon do đó,

cũng cần có tài

ngoài việc phải biết chọn các thứ đậu, dừa, bột, nếp,

các thứ khoai

(thứ nào nấu với thứ nào

liều lượng bao nhiêu thì hợp)

còn phải biết

nêm đường cho vừa ngọt



Chè có món có thể nêm đường kha khá

có món ít đường một chút cũng không sao

nhưng đã là chè thì phải có đường

nấu chè

nếu không nêm đường

thì chè sẽ không còn là chè nữa

mà thành món khác.



Phạm Đức Nhì

nhidpham@gmail.com



Lời Bàn Của Tác Giả



Vần tạo nên vị ngọt của thơ ca. Nó là những cái “móc” để giúp nối những chuỗi hình ảnh, sự kiện tạo nên cảm xúc của tác giả và - qua bài thơ - trở thành một thứ “thuốc dẫn” giúp những chuỗi hình ảnh, sự kiện ấy đi vào tâm hồn người đọc một cách dễ dàng hơn. 


Trong những bài thơ thành công cái “thuốc dẫn” này giúp cảm xúc vận chuyển thành một dòng chảy, chảy trong tâm hồn người đọc. 


Nhấm nháp được chút vị ngọt này người đọc sẽ bỏ bớt sự cẩn trọng thái quá (như khi đọc một hợp đồng, một án quyết), tạm thời gác lý trí qua một bên, để có thể tiếp cận bài thơ một cách nhẹ nhàng thoải mái, cho trái tim trần trụi của mình đối diện với hồn thơ của tác giả.


Tuy nhiên, cũng như đường trong chè, ít quá thì không đủ ngọt, nhiều quá thì ngọt lợ, ăn gắt cổ, ngoài ý tứ, ngôn từ, hình ảnh, việc xử dụng vần điệu đúng liều lượng để thơ ca có vị ngọt vừa phải - cũng là một tài năng của tác giả - có thể góp phần làm tăng giá trị của bài thơ.


Thứ Ba, 31 tháng 8, 2021

MỘT CHÚT TÂM TÌNH

 


                        MỘT  CHÚT  TÂM  TÌNH



          Một người bạn chuyển cho tôi bản tóm tắt bài nói chuyện của Tiến Sĩ Nguyễn Văn Luơng. Sau đó lại thấy rất nhiều người trên nhiều diễn đàn khác nhau phụ họa. Bèn viết bài thơ cho đỡ ngứa ngáy.

Phạm Đức Nhì





Ngày 30-4-2012, Tiến sĩ Nguyễn Văn Lương, chuyên gia kinh tế tài chánh tị nạn 1975 tại Hoa Kỳ đã phát biểu và thảo luận về chiến dịch ngừng du lịch Việt Nam, ngừng gửi đô-la Mỹ (hay còn gọi là chiến dịch xiết kiều hối) trên mạng PALTALK nhân dịp tưởng niệm ngày Quốc hận 30-4. Bài phát biểu được tóm tắt thành 7 điểm:



1)   Đồng bào hải ngoại tị nạn không du lịch Việt Nam

2)   Dừng việc gửi tiền kiều hối quá mức về Việt Nam (chỉ gửi hạn chế không quá $50/tháng)

3)   Tẩy chay hàng hóa nhập cảng từ Việt Nam

4)   Không ủng hộ, quyên góp cho các tổ chức tôn giáo, từ thiện, danh nghĩa tại Việt Nam

5)   Vận động chính phủ quốc gia nơi đồng bào cư trú ban hành đạo luật cấm gửi tiền và du lịch Việt Nam

6)   Du lịch và gửi đô-la Mỹ về Việt Nam là PHẢN QUỐC!

7)   Du lịch và gửi đô-la Mỹ là nuôi chế độ VC sống lâu thêm!







“Con ơi!

Đây là cây vàng

nhà mình có bốn chỉ

sáu chỉ kia mượn của bà con

lạy trời chuyến này con đi trót lọt

qua đó gắng đi làm

gởi tiền về trả nợ nghe con”



Đó là hậu cảnh vượt biên

không đủ vàng, không đủ tiền

nên nhiều gia đình

phải chấp nhận hy sinh

người đi kẻ ở



Với những người tù cải tạo

may mắn sống sót trở về

bị công an quản chế khắt khe

sống những tháng ngày khó khăn, thiếu thốn



Khi được chương trình HO phỏng vấn

rồi lúc vui mừng bước lên phi cơ

“miếng khi đói, gói khi no”

không khỏi bâng khuâng

nghĩ đến ân nghĩa

của bao người đã ra tay giúp đỡ



Có thể nói

hầu hết người Việt Nam

đang sống tự do nơi hải ngoại

đều ít nhiều mắc nợ người ở lại

món nợ ân tình



Tôi cũng từng ngồi trên thuyền lênh đênh

giữa mênh mông biển cả

phía trước: chưa thấy đâu bờ bến

sau lưng: tiếng rên siết của quê hương

và gánh nặng gia đình



Khi được nước Mỹ tạm dung

dù lòng háo hức

không dám mon men đến cổng trường đại học

bởi nơi quê nhà

còn bà mẹ già

và một lũ em

từng giờ từng phút ngóng tin



Thế rồi lúc trên bờ, khi xuống biển

những công việc nặng nhọc, nguy hiểm

Mỹ đen le lưỡi

Mỹ trắng lắc đầu

tôi vẫn liều lĩnh xông vào



Hai vợ chồng sớm chiều lam lũ

mặc quần áo Goodwill (1), đi xe cũ

tháng tháng tằn tiện chắt chiu

khi có được ít nhiều

gởi về Việt Nam “trả nợ”



Tôi đã góp sức xây được ngôi nhà thờ tổ

chu cấp để các em phụng dưỡng mẹ già

đến khi mẹ thất lộc đi xa

mồ yên mả đẹp



Rồi trong gia đình khi cười, lúc khóc

cũng anh Việt Kiều

lặng lẽ mở hầu bao



Mấy đứa em năm nào

lội suối băng rừng nuôi anh cải tạo

giờ thỉnh thoảng kể lại chuyện xưa (nhắc khéo)

xin anh chút vốn làm ăn

và còn biết bao chuyện trách nhiệm, nghĩa ân

không thể làm ngơ, từ chối





Bỗng đọc lời các anh kêu gọi

lòng thấy hoang mang

cứ ngỡ mình đọc nhầm

“Đừng gởi tiền về Việt Nam

gởi tiền về Việt Nam là phản quốc.”



Các anh nói chắc như đinh đóng cột

"Xiết Chặt Kiều Hối

chế độ cộng sản sẽ tiêu tan"

nhưng nhìn kỹ Bắc Hàn

tôi thấy hình như không phải vậy



Hơn 60 năm nghèo đói

khoai sắn cũng không đủ ăn

hạn hán lụt lội mỗi năm

phải ngửa tay nhận gạo, bột mì của Liên Hiệp Quốc

phố phường lụp xụp

đường sá sơ sài

chính phủ lại làm oai

thắt lưng buộc bụng

để chế bom nguyên tử

hết cấm vận lại phong tỏa

dân đen như lũ nô lệ khốn cùng

nhưng chế độ vẫn vững như thành đồng

không lay chuyển



Không phải vì Bắc Hàn

không có người quả cảm

cũng không phải người Bắc Hàn

không thích dân chủ, nhân quyền



Nưng ở cái xứ mà mỗi tấm bánh, mỗi chén cơm

đều được đong đếm

và phân chia

vô cùng nghiêm ngặt

một lời bình phẩm chân thật

một thái độ bất mãn vô tình

đủ để bị bớt phần ăn

cũng có nghĩa là sắp mất luôn cuộc sống



Nếu “cấu kết”, “âm mưu”, “bạo động”

không những mất mạng mình

mà còn khốn khổ dòng họ, gia đình

cho nên những người bất đồng chính kiến

thường phải ngậm miệng

hoặc chết cô đơn lặng lẽ trong các trại giam



Kinh tế Việt Nam

những người còn nặng lòng với quê hương

nghĩ đến đều rất buồn

bởi nó què quặt và yếu kém



Nhưng so sánh với Bắc Hàn cộng sản

dân Việt còn đỡ khổ hơn

chẳng phải  do được chính quyền cộng sản xót thương

mà là nhờ đám Việt kiều

và tiền đô của họ



Hàng tỷ đô la mỗi năm

lưu chuyển qua các cửa hàng, các chợ

hàng hóa, dịch vụ đến tay cả mấy chục triệu người

kinh tế thị trường lên ngôi

chế độ tem phiếu đã không còn chỗ đứng

mất sổ gạo không còn là nỗi lo thót bụng

cứ có tiền gạo sẽ được chở đến tận nhà



Anh công an khu vực

vẫn đôi mắt diều hâu rình mò

nhưng móng vuốt không còn sắc bén

như những năm trước đó



Nhiều người đã vượt qua nỗi sợ

cất lên tiếng nói lương tri

Cù Huy Hà Vũ, Blogger Điếu Cày, Lê Thị Công Nhân

Huỳnh Thục Vy

rồi tiếng súng của Đoàn Văn Vươn

làm rúng động bọn cường quyền cướp đất



Dĩ nhiên trong mỗi người họ đều đã có tinh thần bất khuất

dòng máu anh hùng

của Bà Triệu, Bà Trưng

của Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Lê Lợi

nhưng cái môi trường xã hội

do dòng kiều hối tạo ra

(dù họ không trực tiếp nhận đô la)

đã cho họ thêm niềm tin và lòng can đảm



Cũng như các anh, tôi chẳng có tý nào thiện cảm

nhìn những Việt kiều huênh hoang

về Việt Nam

chỉ để khoe của, trai gái và bốc phét



Và như các anh, tôi cũng điên tiết

nhìn họ ôm tiền về đầu tư

để rồi bị lừa

vừa mất của

vừa mang tội tiếp tay cho kẻ ác



Nhưng còn biết bao người khác

có tội tình gì?

chẳng lẽ một người lỗi lầm là “tam tộc tru di”?

có vài con sâu là phải chặt cả vườn cây ăn trái?



Có thể ngày xưa các anh có chức có quyền

nên khi đất nước ngả nghiêng

gia đình được ưu tiên

di tản



Cũng có thể các anh may mắn

có người quen, người thân

trong hải quân, không quân

nên những ngày cuối tháng tư

gia đình được tàu thủy phi cơ

đưa ra hạm đội



Giờ đây ông bà, cha mẹ, vợ con các anh

đang xênh xang trên vùng đất mới

chùm khế ngọt ngày xưa,

với các anh, nay bỗng nhạt phèo



Quen sống xa hoa

các anh đã quên

đại đa số dân Việt vẫn rất nghèo

không phải vì thiếu khả năng

cũng không phải vì lười biếng

mà vì phải sống dưới chế độ độc tài, độc đảng

tham nhũng bất công



Dốt nát ngu si nhưng được đảng chống lưng

cũng quyền cao chức trọng

thông minh tài trí

mà không quỳ dưới lá cờ búa liềm

cầm tấm thẻ đảng viên

cũng chỉ là phó thường dân nam bộ



Dây mơ rễ má đến chế độ cũ

như gia đình chúng tôi

sẽ buôn thúng bán bưng

làm rẫy làm ruộng suốt đời



Bởi thế ở Mỹ chúng tôi bán mồ hôi

cần cù tay chân xốc vác

cố gắng để vợ con đủ ăn, đủ mặc

và có chút tiền để dành

thỉnh thoảng gởi về gia đình

cứu đói



Thôi thì mặc kệ các anh chửi bới

chúng tôi cứ cư xử thuận lẽ trời

mình đang sống kiếp người

đâu nỡ để thân nhân sống đời

súc vật



Lúc này bà mẹ vợ của tôi

mỗi khi trái nắng trở trời

miệng già nuốt cơm không vô

có thể cầm ly sữa en- sua (ensure)

nhấm nháp cho đời bớt khổ



Năm ngoái thằng cháu sưng ruột phải mổ

chưa có tiền dúi vào tay bác sĩ, y tá

tới bệnh viện, ôm bụng nằm ngoài hành lang

nếu không có cú điện thoại khẩn cấp gọi sang

và nếu tiền đô về không kịp

chắc giờ này

nó đã nằm yên

dưới ba tấc đất



Biết bao cô gái

đang tuổi hoa niên thơ dại

gia đình bị dồn đến chân tường

phải cầm nhà, bán vườn

đút lót cho chính quyền cộng sản

để được trần truồng đứng xếp hàng

cho đám đàn ông ngoại quốc

xăm xoi tìm mua

như mua một mớ cá, mớ tôm



Có cô lọt vào tay một gã Đài Loan

gia đình “tam đại đồng đường”

cha con ông cháu ở chung một nhà

nó mua cô về

không phải để làm vợ

mà là làm đầy tớ

và làm đĩ

quần quật suốt ngày không nghỉ

đêm đến thân gái ngọc ngà

lại chịu ba đời chúng nó dày vò

hết ông, con rồi đến cha



Nếu không có những đồng đô la

chúng tôi làm đổ mồ hôi

sôi nước mắt

gởi về

con cháu chúng tôi chắc phải cầm nhà

bán vườn

đút lót bọn cầm quyền

để trần truồng đứng xếp hàng

cho đảng cộng sản Việt Nam

gởi ra nước ngoài làm …đĩ

………



Bây giờ gởi tiền về Việt Nam

mỗi trăm đô chỉ tốn hai đô cước phí

nhưng nếu đạo luật mà các anh đề nghị

được chấp thuận và ban hành

tiền chúng tôi sẽ phải lén lút chạy loanh quanh

trước khi về nước



Có thể dân Thái Lan, Kăm Pu Chia,

Hồng Kông, Trung Quốc

sẽ đứng trung gian chuyển ngân

sẽ tự ý ấn định mức hoa hồng

20, 50, 100 phần trăm

hoặc nhiều hơn nữa



Lúc ấy hàng triệu cơn thịnh nộ

sẽ đổ lên đầu các anh

dù tóc bạc trắng hay mới hoa râm

mặc áo vest

thắt cà-vạt

bảng tên trước ngực, bằng nọ cấp kia

người ta sẽ chẳng ngại ngùng gì

mà không ném vào mặt các anh

cà chua trứng thối



Tôi không thích làm thơ

 “cho phải đạo”

lúc hoan hô, khi đả đảo

tiếng vui, tiếng buồn

lời ghét, lời thương

thay vì gõ cửa trái tim

lại dõi mắt đi tìm

cái nheo mắt, cái gật đầu

của những tai to mặt lớn



Tính tôi cà chớn

nên thường có những câu thơ gàn bướng

dở hơi

nếu lỡ làm các anh không vui

xin mở lòng đại lượng



Nhớ thuở còn chiến chinh

nếu không may ngã xuống hy sinh

ngoài vòng đai chi khu Đại Lộc

hay trên đường tiến quân lên Thường Đức

tôi, người lính nhảy dù Lữ Đoàn 1

nhắm mắt xuôi tay

vẫn mỉm cười

vì đã dâng hiến đời trai

bảo vệ lá cờ vàng ba sọc đỏ

bảo vệ miền nam tự do

có ngôi nhà xinh xinh nho nhỏ

ở Hốc Môn

mái ấm của những người tôi quý tôi thương



Bây giờ các anh nhìn xa trông rộng

soạn sách lược đấu tranh

hãy chỉ rõ mục tiêu

những người lính chúng tôi sẽ bắn

bắn thẳng vào đầu những tên trùm cộng sản

nhưng đừng bắt chúng tôi chĩa súng về phía cha mẹ anh em mình

“mỗi người một chút hy sinh”

hy sinh kiểu đó…

công cuộc chống cộng sẽ đâu còn ý nghĩa



 Các anh hô hào

“Đừng về Việt Nam! Về Việt Nam là phản quốc!”

“Đừng gởi tiền về Việt Nam! Gởi tiền về Việt Nam là phản quốc!”

nghe lời các anh

chúng tôi không những bất hiếu, bất nhân

mà còn vong ân bội nghĩa



Chúng tôi có phản quốc hay không?

lịch sử sẽ làm sáng tỏ

giữa thời buổi nhiễu nhương, luân lý suy đồi

chúng tôi chỉ cố sống sao cho xứng đáng con người



Các anh đòi

"Vận động để đạo luật cấm gửi tiền và du lịch Việt Nam

được ban hành"



Ôi! Nếu quả thật đất nước mình

đã đến hồi mạt vận

đề nghị của các anh được chấp thuận

đường phố Việt Nam

sẽ sạch bóng Việt kiều

sẽ không còn những khuôn mặt

tự đắc hiu hiu

áo gấm về làng

vung tiền đô

mua của lạ



Nhưng cũng không còn những đứa con

thương cha mến mẹ

những người em, người chị, người anh

ăn ở có nghĩa, có tình



Những đám giỗ, đám ma, đám cưới

vắng những giọt nước mắt

mừng mừng tủi tủi

bà con dòng họ đoàn viên

người đi kẻ ở sẽ như Chức Nữ Ngưu Lang

suốt đời chia cách

bởi các anh đã phá sập cầu Ô Thước



Các anh có xem tấm hình hai anh em người Hàn Quốc?

hơn 50 năm

kẻ Bắc người Nam

gặp nhau nước mắt tuôn trào

rồi chia tay nghẹn ngào

đau thương xé ruột



Nếu một mai cũng cảnh ấy

nhưng là hai người Việt

mặt mũi các anh sẽ để đâu?

con Lạc cháu Hồng sẽ nghìn đời sau

nguyền rủa



Khi đọc tin

những người dân miền Bắc

nghe lời đảng đấu tranh giai cấp

đem cả cha mẹ, anh chị em mình

ra đấu tố

bà mẹ Củ Chi

đã “giết chết lời ru”

bóp mũi đứa con thơ

vì nó dại khờ lên tiếng khóc

dưới hầm bí mật.

và nghe ông Hồ Chí Minh

“Nếu cần phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn..”

các anh chép miệng

“Bọn họ có lý tưởng

nhưng thiếu một trái tim.”



Nếu quả thật gia đình, họ hàng các anh

không còn ai ở Việt Nam

hoặc lắm bạc nhiều vàng

không cần tiếp tế

thì các anh hơi giống mấy tay cò mồi gian trá

hô hào mọi người hy sinh

cắt tình máu mủ ruột thịt của mình

trong khi chính các anh

hy sinh mấy giọt nước miếng



Nếu các anh thật còn họ hàng thân quyến

nghèo khổ ở Việt Nam

mà vẫn can đảm, dõng dạc, đàng hoàng

đọc bản tuyên bố

thì với các anh

chúng tôi vừa nể phục

nhưng cũng vừa ghê sợ

các anh chê “họ thiếu một trái tim”

còn các anh tuy có tim

nhưng xơ cứng

nên thiếu lòng nhân ái?



Một thời hết mình chống cộng

tôi biết cái thiên đường

mà những người cộng sản cố công tạo lập

chỉ là địa ngục

không có chỗ cho phẩm giá của con người

đọc lời kêu gọi của các anh

tôi bỗng nực cười

các anh chống cộng sản

nhưng không khéo chính các anh đang trở thành người cộng sản



Chế độ cộng sản

độc đảng, độc tài

đẻ ra thối nát bất công

đẩy người dân đến bước đường cùng

muốn sống còn, phải mánh mung

chữ dối, chữ gian hằn trên khuôn mặt

mỗi hành động phải tính toan, lường gạt

và phải quên đi

mình cũng có một linh hồn



Đáng sợ và đáng buồn

không phải tại có quá nhiều người phạm tội

mà vì những người tạo ra tội lỗi

lại rất thản nhiên

vui vẻ tươi cười

“Cơ chế mình nó thế!”

“Chế độ mình nó thế!”



Riêng tôi

mười mấy năm bị hành hạ đọa đày

cha chết tủi hờn

đàn em mất hết tương lai

gia đình tan nát

đã đôi lúc đau thương chất ngất

muốn “đạp lên xác Lê Duẩn, Trường Chinh”

muốn “về giữa Ba Đình

bằm thi thể Hồ Chí Minh bắn ra đông hải” (2)



Giờ đây

phương thuốc thời gian đã giúp lòng dịu lại

mắt tôi không còn như ngày xưa

rực lửa căm thù

nhưng di hại của chế độ công sản trên quê hương

làm sao tôi quên được?



Tôi biết các anh cũng nặng lòng với nòi giống Việt

muốn mau mau thay đổi màu cờ

để làn gió dân chủ tự do

thổi mát những khuôn mặt

đang cằn khô héo úa



Nhưng vì nôn nóng các anh sơ hở

phương sách của các anh

lý chưa đủ thuyết phục

lại thiếu hẳn một chữ tình

thấy bất bình

nên có vài lời tâm sự



Giờ này nhiều người Việt Nam đang mơ

các sĩ phu yêu nước

mơ thấy quân Tàu dừng bước

xâm lăng

trước quân dân ta trên dưới một lòng

hừng hực khí thế Hội Nghị Diên Hồng

nơi biên ải



Những cô gái

tuổi xuân phơi phới

vì hiếu nghĩa với gia đình

đang dự định bóp nát trái tim

chít khăn tang cho mối tình đầu thơ mộng

bán mình đến một phương trời xa thẳm

như Thúy Kiều

mơ thấy đang nằm trong vòng tay người yêu

ngập tràn hạnh phúc



Những nhà thơ, nhà văn

xưa muốn yên thân

nên biết hèn, biết sợ (3)

lấm lét nhìn lưỡi dao lơ lửng trên đầu

bóp chết lòng tự hào

âm thầm nuốt nhục

bởi mỗi câu thơ, câu văn đâu còn là nhịp đập

của trái tim

mơ thấy mình như những cánh chim

cầm bút bay cao giữa trời lộng gió

……….



Tôi cũng đang thả hồn vào một giấc mơ

mơ thấy mình đang ngủ say sưa

dưới gốc dừa

bên bờ một dòng sông quê hương

tỉnh dậy thấy làng xóm, phố phường

không còn nữa bóng dáng lá cờ đỏ sao vàng

người đi kẻ lại nói cười vui vẻ

mặt mày rạng rỡ

trong nắng sáng chan hòa

dường như mỗi người đều đã có ít nhất một ước mơ

thành hiện thực



Chú thích:

(1) Cửa hàng bán quần áo cũ

(2) Thơ Phạm Đức Nhì

(3) Ý của nhà văn Nguyễn Tuân



Viết xong tháng 10 năm 2012 tại San Leon, Texas.

Nếu có ý kiến, phê bình xin e-mail về nhidpham@gmail.com.

Tác giả thành thật cảm ơn.



Phạm Đức Nhì





           SOME HEART TO HEART CONFIDENCES

“Dear son!

This is one tael of gold

We have only four tenths of a tael

So we borrowed the other six from relatives

We pray The Lord to let you reach the destination

Where you will get a good job

And send money home to pay your debt, you hear me!”



That’s the background for the escape over the border

Without enough gold and money,

Many families have to accept the sacrifice

Of the separation, who goes, who stays



With the detainees from Re-education

Lucky to be alive to come back home

They are under the strict supervision of the local police

They spend their difficult days, in lack of everything

Until being interviewed by the Humanitarian Operation Program

Then comes the joyous time for departure

“One bite when hungry better than one meal when full”

Not without a bit of melancholy

When thinking about the good deeds

Of so many benefactors



I dare say

The great majority of the Vietnamese people

Living in freedom overseas

Are more or less in debt with the people staying back

The debt of kindness



I, myself, was sitting on the drifting boat

In the middle of the vast ocean

Looking forward: no coast yet

Looking back: the groaning Motherland

And the burden of my family



When I was accepted by the United States

Despite my heart’s aspiration

I dared not come near any University

Because back home

My mother and all my siblings are there

Waiting for my news every single minute



So either on the shore or on the sea

With the exhausting and dangerous work

When the black Americans stuck out their tongues

When the white Americans shook their heads

I just boldly jumped in



Husband and wife toiled all day long

Wearing Goodwill clothes, driving an old car

Every month saving the maximum

When we have enough money

I send home to pay our debt



I have our share in the building of our family ancestors’

Worshipping house

I provide my siblings enough to take care of our mother

Until she makes her final journey

And has a decent tomb



Then when the family has joyful or bad times

I, as overseas Vietnamese

Silently open my wallet

My siblings in the way back

Had gone through streams and jungles

To visit and feed their eldest brother, a detainee

Now from time to time they tell the ancient story (a reminder)

And request some monetary help from their eldest brother

And so many responsibilities, good deeds

I cannot look the other way, or refuse



I suddenly hear your call

I feel so confused

I think I misread

“Don’t send money to Viet Nam

If you do, you are a traitor”

You sound so certain

Tightening the remittances

Will destroy the communist regime

But look at North Korea

It seems that’s not the way



Over 60 years poor and hungry

Even sweet potatoes and tapioca are not enough to eat

Drought, flood every year

They have to beg the United Nations to give them rice, flour

Their houses shabby

Their roads imperfect

Their government making themselves important

Using the policy of austerity

To build nuclear bombs

Not only embargo but also blockade

The normal people treated like indigent slaves

But the regime stands as firm as a rock

Without shake

Not because North Korea

Lacks of courageous people

Not the North Korean people

Do not like democracy, human rights

But in a country where each piece of bread, each bowl of rice

Is measured

And distributed

Extremely strict

One honest comment

One involuntary discontented attitude

Is enough to cut your ration down

At the same time meaning the possible loss of life

If being in “collusion”, “plot”, “rising in revolt”

One loses not only his life

But it causes damages to his family, his entire clan

So the ones in disagreement

Have to close their mouth

Or die in loneliness and in silence in prisons

For those who still think of their motherland in their heart

They feel so sad

For the economy in Viet Nam

Because it is so crippled and weak

However if we compare Viet Nam with communist North Korea

The Vietnamese people suffer less

Not by the compassion of the communist authorities

But by the overseas Vietnamese

And their dollars

Billions of dollars each year

Moved through the stores, the markets

Merchandise, services, reaching tens of millions of people

The market economy in the ascendant

The stamp regime has no more standing ground

One fears of losing his rice register book no more

If you have money, rice will be delivered to your door

The regional police

With their watchful hawk-eyes

Have lost their sharp claws

Like the previous years

Many people have overcome fear

To raise their conscientious voice

Cu Huy Ha Vu, Blogger Dieu Cay, Le Thi Cong Nhan

Huynh ThucVy

Then the sound of gunfire from Doan Van Vuon

Has shaken up the land robbing might

Of course in every one of them there is unbending spirit

The heroic bloodline

Of Ba Trung, Ba Trieu

Of Tran Hung Dao, QuangTrung, Le Loi

But the social environment

Coming from the remittances

(Though they don’t directly receive the dollars)

Has given them faith and courage



Like yourselves, I do not have any sympathy

Looking at those boastful overseas Vietnamese

Going back to Viet Nam

Just to show off their wealth, flirtation and talk tall

And like yourselves, I become furious

Seeing them investing

Then got duped

And got cleaned out

At the same time bearing the sin of lending a hand to the wicked

But so many others

What sin do they have?

Is it possible that one culprit causes the death of three generations?

With just one rotten apple spoiling the barrel?



In the past, you might have power

So when the nation had problems

Your families had privileges

To evacuate

It was possible that you were lucky

To have relatives or friends

In the Navy, in the Air Force

So at the end of April

Your families were taken by seaplanes

To reach the fleet

Now your grand-parents, parents, wives and children

Live stylishly in the new land

The cluster of sweet star-fruit from the past

Seems tasteless now

Living in luxury

You have forgotten

The majority of the Vietnamese people are very poor

Not for lack of capacity

Or because they are lazy

But for living in the regime of dictatorship, of one party

Corruption, unfairness

Ignorant, muddle-headedbut backed-up by the party

With high power and high post

Intelligent, wise

But not kneeling in front of the hammer and sickle flag

Holding the party membership card

Still being a second class simple citizen of the South

Having links with the former regime

Like my family

Will have to be small merchants

Working in the field all our life

Therefore in America we sweat with our hard working

With different manual works

Trying to feed wife and children

And to have some savings

To send home from time to time

To save them from starving

I let you curse and insult

We only act according to the good will of God

In spite of everything we lead the life of human beings

We can’t let our relatives live

The life of animals



Now

Whenever the weather changes

Not being able to swallow hard food

My mother-in-law can drink some ensure

To make life less miserable

Last year my nephew having to get his appendicitis removed

Without money to bribe doctors and nurses

Had to wait in the corridor in great pain

If there wasn’t an urgent telephone call to me

And if dollars didn’t come in time

I am sure by this time

He certainly lays still

Three feet underground



How many young girls

In their innocent teenage

With their families being pushed against the wall

Have to pawn their homes, to sell their land

To bribe the communist authorities

So that they can stand in line, nude

For the men from other countries

To aggressively buy them

Like they buy some fish, some shrimp

This girl falls into the hands of a Taiwanese man

Living together with three generations under the same roof

He buys her

Not to make her his wife

But a slave

And a prostitute

Working without any rest during the day

And at night serving three generations of males

From grand-father, son to father

If there are no dollars

Gain through our sweat

And tears

That we send home

Our relatives surely will have to pawn their homes

Sell their land

To bribe the authorities

In order to stand in line

For the Vietnamese communists

To send them overseas to be… prostitutes



Now to send dollars home

The fee is only two dollars per hundred

But if the law that you propose

Is accepted and promulgated

The money we send will have to follow a path

Round and round before it reaches home

Perhaps the people from Thailand, Kampuchia

Hong Kong, China

Will be the intermediary for the transfer

They will raise their commission

Twenty, fifty, one hundred percent

Or even more

At that time millions of wrath

Will be put on your shoulders

Though white or grey hair

Wearing suits

And ties

With name tags on your chest, with so many different degrees

They won’t hesitate

To throw tomatoes or spoiled eggs to your face

I don’t like to write poems

“For courtesy sake”

Now applauding, then overthrowing

Joyful words, then sad words

Hate, followed by love

Instead of looking into the heart

I use my eyes

To follow the blinking eyes, the nod

Of the big shots

I am impertinent

So the verses of my poems are stubborn

Unbalanced

If I don’t make you happy

Please forgive me



I remember during the war

If I am unlucky to sacrifice my life

At the belt of sub-sector Dai Loc

Or on the march to ThuongDuc

I, the paratrooper from the First Brigade

Will breathe my last

With a smile

Because I have given my life

To protect our yellow flag with three red stripes

To protect our free South Viet Nam

With a small and yet nice house

At Hoc Mon

The home of the ones I cherish and love





Now you are the ones who see far and more open

Preparing the fighting stratagem

Please show us the target

We soldiers will shoot directly

On the heads of the communist leaders

But don’t force us to point our guns towards our parents and relatives

“Everyone’s small sacrifice”

That kind of sacrifice

Will not bear the meaning of fighting communism anymore

You urge us:

“Don’t come back to Viet Nam! You will be traitors if you do!”

“Don’t send money to Viet Nam! You will be traitors if you do!”

If we listen to you

Not only are we disrespectful, inhuman

But also ungrateful

Are we traitors or not

Let history clarify that problem

In between the troubled times, ethics in decline

We only aspire to live a worthy life

You request

To lobby for the law forbidding us to send money home or to visit Viet Nam to go into effect



Oh! Really our country

Has plunged toits lowest ebb

If your proposal was accepted

The streets in Viet Nam

Will be clear of overseas Vietnamese

There will be no more

Gently conceited faces

Wearing brocade clothes back to the village

Throwing dollars here and there

To buy rare things

But there will be no more children

Who love their parents

Their siblings

They want to live good hearted, and charitable

All the death anniversaries, the funerals, the weddings

Without the tears of joys and sorrows

All the relatives in the big family reunited

One here, one there would be like the Shepherd and the Weaver

Their whole life living apart

Because you have destroyed their Crow Bridge





Have you seen the picture of the Korean brothers?

Over 50 years

One North, one South

Seeing each other with running tears

Then to split again choked with emotion

With their broken spirits, heart rending sorrows

If later on the same thing occurred

But between two Vietnamese

Where will you put your faces?

The Vietnamese people

Forever will curse you

When reading the news

The people in the North

Listening to the Party’s words for class struggle

By bringing even their parents, their siblings out for public denouncement





A Cu Chi mother

Had “killed the lullaby”

By pinching her small baby’s nose

For innocently crying out loud

When his mom was hiding in the secret tunnel

And listening to Ho Chi Minh who said;

“If needed we will burn the whole Truong Son range”

You smack your lips:

“They have their ideal

But they are heartless.”

If really your families, relatives don’t have

Anymore back in Viet Nam

Or they have enough money and gold

And they don’t need any provision

Then you are pretty similar to those fraudulent decoy-ducks

Urging people to sacrifice themselves

Cutting their links with their loved ones

While you, yourselves,

Make sacrifice with a few drops of saliva

If you really have

Poor relatives back in Viet Nam

And yet you still with courage, self-confidence, openly,

Read the declaration

Then with you,

We really respect you

And at the same time are afraid of you

You blame people: “They are heartless”

You have your heart

But it is frozen

So it lacks benevolence?

One time I fight communism with all my might

I know the paradise

Built by the communists

Is in fact hell

Without a place for human dignity

Reading your appeal

I can’t stop laughing

You fight communism

But without doubt you are on the way to become communists yourselves



The communist regime,

One party, dictatorship,

Gave birth to deteriorated injustice

Pushing people to the corner

If they want to survive they have to resort to petty devices

Lies, cheat show on their faces

Each action requires calculation, fraud

And to forget that they also have a soul

Easy to be afraid and to feel sorrow

It’s not because there are too many sinners

But there are too many who create sins

And very impassive

Joyfully declare:

“That’s our system!

That’s our regime!”

As for myself

After more than ten years mistreated, in harmful way

My father died in grief

My siblings without future

My family destroyed

Sometimes in great pain

I want to “kick the corpses of Le Duan, Truong Chinh”

To go to “Ba Dinh Square

To chop Ho Chi Minh corpse and throw it into the ocean”

Now,

Time, the best medicine, helps calm my tumultuous mind

My eyes are no more like some time ago

Full of hatred

But I can’t forget the pernicious effective of the communist

Over our beloved country!

How can I forget?

I know you always think the best for the Vietnamese race

With the wish to change quickly the color of the flag

So that the democracy and freedom wind

Caresses the faces

Still stunted and withered

But due to your haste you have neglected

Your tactics

Your reason is not persuasive

And you show that you are heartless

I feel indignant

Therefore I have some heart to heart confidences

Right now many Vietnamese are dreaming

The patriotic scholars are dreaming

The Chinese would stop

Their invasion

When facing our troops all in unison

With the seething élan of the Dien Hong Conference

At the frontier

The girls

At their beautiful young age

Because their piety towards their families

Are preparing to crush their heart

To go into mourning for their first love

And ready to sell themselves at a faraway country

Like ThuyKieu

Dreaming being held in her lover’s arms

Full of happiness

Many writers, poets

Wishing to live in peace

Accept to be weak, to be afraid

Glancing furtively to the sword above their heads

Squeezing their pride

Swallowing their disgrace in silence

Because each verse, each sentence is the beating

Of their heart

Dreaming that we are like birds,

With their pens, flying high in the windy sky



I also let my soul wonder into a dream

I dream I sleep deeply

Under a coconut tree

Near a river in my country

And when I wake up I don’t see the red flag with the yellow star any more

The passers-by talking and laughing

With a glorious face

In the bright sunshine

It seems that everyone has at least one dream

Come true.



Pham DucNhi

October 2012

San Leon, Texas