Thứ Bảy, 18 tháng 9, 2021

BA BÀI THƠ TỤC VỀ HỒN THƠ

 

 

 XIN  ĐỪNG  EM  NHÉ


Anh có thể bỏ dở ván cờ
để đưa em đi chùa
lễ Phật
có thể tắt ngay tiếng nhạc
cho em được thanh thản tụng kinh


Anh cũng có thể cố quên
(nếu là rằm hay mùng một)
món canh chua cá lóc (1)
để chiều nay
cùng em ăn chay


Nhưng nếu lúc lên giường hành lạc
em vẫn cứ tay lần tràng hạt
mồm niệm Nam Mô
trong khi lồn, vú nhấp nhô
theo nhịp nắc


Anh sẽ đạp em xuống giường tức khắc
và từ đó
em ơi
chúng mình mỗi đứa một nơi.

Chú Thích:

1/ Món anh thích nhất



Lời Bàn Của Tác Giả

Làm thơ giống như làm tình. Phải để hết tâm hồn vào cuộc chơi. Khi lên giường với người yêu phải vứt bỏ hết, từ chí lớn trong thiên hạ cho đến những vụn vặt chén cơm manh áo trong cuộc sống hàng ngày. Có thế mới dễ bò lên tới đỉnh Vu Sơn, có thế mới có thể chết chìm trong sông Ân, bể Ái.



Với thơ cũng vậy. Nếu không để hết tâm hồn vào tứ thơ, những toan tính vị kỷ của lý trí sẽ chen vào làm khựng lại dòng chảy của thơ, làm thi sĩ cụt hứng.



Trong số các định nghĩa thơ của giới sáng tác phê bình thơ Việt Nam và nước ngoài tôi thích nhất định nghĩa của nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc:

         “Thơ là cảm xúc đi tìm một đồng cảm.”

Ngoài ra, định nghĩa của nhà thơ Nguyễn Đình Thi, theo tôi, cũng nhấn mạnh một điểm quan trọng về thơ.

            “Làm thơ, ấy là dùng lời nói và những dấu hiệu thay cho lời nói - tức là chữ - để thể hiện một tâm lý đang rung chuyển mạnh mẽ khác thường…” (Mấy ý nghĩ về thơ – Talawas)

Như vậy, thơ là cảm xúc. Mà phải là cảm xúc từ một trạng thái tâm lý đang rung chuyển mạnh mẽ khác thường. Chính cái cảm xúc mạnh mẽ này mới có thể đánh bật những toan tính nhỏ nhen, vị kỷ, lọc lừa của lý trí ra khỏi dòng thơ.



Lý trí rất cần thiết cho hầu như mọi sinh hoạt của cuộc sống con người. Nhưng với thơ, nó là kẻ thù số một. Không cẩn trọng, nó sẽ len lỏi vào tận hang cùng, ngõ hẹp của tâm hồn để khi thì rù rì thuyết phục, lúc lại cao giọng hối thúc, khiến nhà thơ ngập ngừng, bối rối, nửa muốn tiến, nửa lại muốn lùi, không dám phóng tay xuống bút.



Cứ nghe lời lý trí thì khối cảm xúc của nhà thơ sẽ không phình to lên được, bởi khi đã bình tâm suy nghĩ thì hào khí ngất trời cũng xẹp dần như bong bóng bị xì hơi. Khi lý trí đã trụ ở trong lòng thì đau thương chất ngất sẽ nguôi ngoai, hận thù đằng đằng sẽ lắng xuống, tình yêu bỏng cháy sẽ nguội dần đi.



Làm thơ cũng giống ăn phở. Phải nóng hổi mới ngon. Để nguội, bánh phở trương phình ra, nước dùng đóng váng mỡ. Lúc ấy, cố nuốt cũng khó vào chứ đừng nói đến thưởng thức cái ngon, cái ngọt. Cũng vậy, cảm xúc còn nóng hổi thì câu thơ mới có hơi sức. Khi cơn (cơn điên, cơn giận, cơn ghen…) đã hạ thì bài thơ có cố viết ra cũng chỉ là cái xác không hồn.

 

 

Chỉ có lúc cao hứng, thật cao hứng, mới có thể “nói thật, nói thẳng được, nổi điên lên mà nói, nói mặc kệ thiên hạ sự, nói cóc sợ ai, không ‘quan trên trông xuống, người ta trông vào’, và lúc ấy mới có thể “viết được mấy lời kha khá” (Nguyễn thị Hoàng Bắc – Thơ Đến Từ Đâu - Nguyễn Đức Tùng).



Ngược lại, nếu thơ được xuất hiện trên trang giấy lúc tác giả đang rất bình tĩnh, tỉnh táo để lý trí hoàn toàn điều khiển trận điạ chữ nghĩa, sắp xếp ý tưởng, thì loại thơ ấy, theo Nguyễn Hưng Quốc, chỉ là hoa giả.



“Có hằng hà những bài thơ cứ ngồn ngộn chữ, cứ lấp lánh màu sắc và trầm trầm bổng bổng hơi nhạc nhưng lại rỗng tuếch, không nói lên được điều gì cả. Nó ném xuống aò ạt lá vàng nhưng không làm cho người ta thấy được mùa thu. Nó khua động ầm ĩ nhưng không làm thành âm vang của tiếng hát. Nó dựng lên ùn ùn những khói nhưng không tượng hình nổi một làn mây. Nó có dáng dấp của hoa nhưng thiếu hẳn một làn hương. Nó có tất cả, trừ một điều: cảm xúc.” (Cảm Xúc Trong Thơ -  Tiền Vệ)

 

QUÊN HẾT VẠN SỰ ĐỜI


(Làm thơ cũng như làm tình, phải để hết tâm hồn vào cuộc chơi)



Khi anh sờ vú em
Nguyễn Văn Thiệu, Lê Duẩn, Truờng Chinh
ai đã từng lừa dân hại nuớc?
anh đã quên, quên hết


Khi anh sờ lồn em
Ngô Đinh Diệm, Hồ Chí Minh
ai đáng trọng, ai đáng khinh
anh cũng không cần biết



Khi em cầm cặc anh
nó lớn lên rất nhanh
quê hương tươi xanh
hay héo uá
anh cũng không nhớ


Khi cặc anh mấp mé lồn em
vũ trụ hữu hạn hay vô biên
Chúa tạo nên
hay từ đâu mà có
anh cũng kệ cha nó

Và anh ruớn nguời lên
ruớn nguời lên
quên hết vạn sự đời


Phạm Đức Nhì

 


TRIẾT LÝ VỤN VỀ CHUYỆN GỐI CHĂN



“Con nào bốn vú hai lồn
cứ đi theo nó
còn hai vú một lồn
thì đã có bà đây” (1)

Nói như thế là sai
và có thể sẽ mất chồng ngay
chuyện chăn gối, dĩ nhiên
phải cần đến lồn, đến vú

nhưng cái cảm giác sung sướng nhớ đời của người đàn ông
đâu phải chỉ do lồn to vú bự
mà thường đến từ cung cách ân cần, hết mình
của người phụ nữ
lúc đem lồn và vú
hiến dâng



Phạm Đức Nhì

nhidpham@gmail.com



Chú Thích:

1/ Câu “chửi chồng” của một số phụ nữ miền Bắc.


Lời Bàn Của Tác Giả

Nhiều phụ nữ nghĩ rằng “trời sanh mình có đủ hai vú một lồn” thì ông chồng (hay người tình) dù có đi xa đến đâu cũng phải mò về.

 

Tương tự như thế, nhiều thi sĩ tưởng rằng cứ nắm trong tay một ít “kỹ thuật thơ”, chữ dùng chính xác, câu cú tròn trịa, biết gieo vần, biết tạo hình tượng …  là có thể quyến rũ, giữ chân được “chàng (hoặc nàng) thơ”. 

 

Nghĩ như vậy cũng không đúng. Bởi nếu không yêu thơ, thả hết tâm hồn vào thơ, cũng như người phụ nữ không có “cung cách ân cần, hết mình khi đem lồn và vú hiến dâng” thì chồng (người tình) sẽ chán, sẽ bỏ,“chàng thơ” sẽ trốn biệt ngay.



 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét